Video giảng tiếng Việt 3 chân trời bài 1 Đồng hồ Mặt Trời

Video giảng tiếng Việt 3 chân trời bài 1 Đồng hồ Mặt Trời. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 1: ĐỒNG HỒ MẶT TRỜI

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Đọc:
  • Nói được về hình dáng và ích lợi của một chiếc đồng hồ em thích, nếu được phỏng đoản của bản thân về nội dung bài qua tên bài đọc và tranh minh hoạ.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đóng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, bước đầu đọc lời các nhân vật và người dẫn chuyện với giọng phù hợp, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Năm hơn mười tuổi, nhờ thích tìm tòi, sáng chế, Niu-tơn đã chế tạo ra chiếc đồng hồ dựa vào quy luật chuyển động của Mặt Trời.
  • Tìm đọc một số bài thơ về nghề nghiệp, viết được Phiếu đọc sách, đọc các dòng thơ em thích và biết cách chia sẻ lý do em thích những dòng thơ đó.
  • Viết đúng kiểu chữ hoa: S, L, T, tên người và câu ứng dụng.
  • MRVT Sáng tạo, đặt câu về một sản phẩm sáng tạo.
  • Giới thiệu được một sản phẩm sáng tạo của em hoặc bạn.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi vào bài học, cô yêu cầu cả lớp chia nhóm để thực hiện yêu cầu: nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm.

- GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm đôi.

- GV nêu yêu cầu: Nói về hình dáng và ích lợi của một chiếc đồng hồ mà em thích:

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Luyện đọc thành tiếng

Để tìm hiểu về vấn đề này, các em đọc bài “Đồng hồ mặt trời”sau đó thực hiện yêu cầu sau :

+ Cách đọc một số từ khó và ngắt nghỉ một số câu dài.

+ Giải thích một số từ khó.

Video trình bày nội dung:

+ Cách đọc một số từ khó: : I-sắc Niu-tơn, tỉnh xảo,...

+ Cách ngắt nghỉ một số câu dài:

·        Năm hơn mười tuổi,/ trên đường đi học,/ Niu-tơn quan sát thấy/ bóng của mình rất dài/ cứ chạy ở đằng trước.//

·        Mỗi lần/ nhìn thấy “đồng hồ Niu-tơn”,/ mọi người lại nhớ đến/ cậu bé khéo tay,/ thông minh/ của làng minh.//; ...

 + Giải thích một số từ ngữ khó:

·        Bỏng: vùng không được ánh sáng chiếu tới do bị một vật che khuất hoặc hình của vật trên nền.

·        Quy luật (một hoạt động ổn định, lặp đi lặp lại...

·        ....

Nội dung 2: Luyện đọc hiểu

Cô muốn cả lớp thực hiện yêu cầu sau: 

+Câu 1: Lúc nhỏ, Niu-tơn thích làm gì?

+Câu 2: Nhờ đâu Niu-tơn nghĩ đến việc chết tạo một chiếc đồng hồ?

+ Câu 3: Giới thiệu chiếc đồng hồ do Niu-tơn làm.

+Câu 4: Khi ché tạo đồng hồ xong, Niu-tơn đã làm gì? Vì sao?

+Câu 5:Đặt một tên khác cho bài đọc 

Video trình bày nội dung:

+Câu 1: Lúc nhỏ, cậu bé Niu – tơn rất thích tìm tòi khám phá và sáng chế.

+ Câu 2: Vì hằng ngày đi học, quan sát cái bóng của mình thay đổi, cậu phát hiện ra Mặt Trời chuyển động có quy luật  và đã nghĩ đến việc sáng tạo ra một chiếc đồng hồ.

+ Câu 3: Chiếc đồng hồ có hình tròn, mặt đồng hồ có khắc nhiều vạch, ở giữa cắm một cái que, nhờ bóng que đổ xuống các vạch khác nhau mà có thể biết được lúc đó là mấy giờ.

+ Câu 4: Sau khi chế tạo xong, Niu – tơn đặt đồng hồ ở giữa làng để nó báo giờ cho mọi người

+ Câu 5: Có thể đặt tên khác cho bài học: Chiếc đồng hồ Niu – tơn

………..

Nội dung video bài 1: Đồng hồ mặt trời còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác