Video giảng Sinh học 11 Chân trời bài 9 Hô hấp ở động vật

Video giảng Sinh học 11 Chân trời bài 9 Hô hấp ở động vật. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 9. HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Phân tích được vai trò của hô hấp ở động vật.
  • Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, trình bày được các hình thức trao đổi khí.
  • Giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn liên quan đến các hình thức trao đổi khí.
  • Tìm hiểu được các bệnh về đường hô hấp.
  • Giải thích được tác hại của ô nhiễm môi trường không khí đến hô hấp và tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe.
  • Vận dụng hiểu biết về hô hấp trao đổi khí đề phòng các bệnh về đường hô hấp.
  • Trình bày được ý nghĩa của việc xử phạt người hút thuốc lá nơi công cộng và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá.
  • Giải thích được vai trò của thể dục, thể thao; thực hiện được việc tập thể dục, thể thao đều đặn.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Theo các em, tại sao cá heo, cá voi sống trong nước nhưng phải thường xuyên nhô lên mặt nước để thở?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung I. Vai trò của hô hấp

Các em hãy cùng nhau chia nhóm và thảo luận về câu hỏi sau: Phân tích mối liên quan của các giai đoạn trong quá trình hô hấp? Tại sao cơ thể động vật bắt buộc phải lấy O2 từ môi trường và thải CO2 ra môi trường?

Video trình bày nội dung: 

+ Sự thông khí: đưa O2 vào và thải CO2 ra ngoài cơ thể → tạo sự chênh lệch khí O2 và CO2 giữa máu trong mao mạch phổi và không khí trong phế nang

+ Trao đổi khí ở phổi: O2 khuếch tán từ phế nang vào máu và CO2 ngược lại

+ Máu vận chuyển O2 đến tế bào cơ thể.

+ Tế bào nhận O2 từ máu và thực hiện hô hấp tế bào.

+ Khí CO2 sinh ra khuếch tán vào máu và được vận chuyển đến cơ quan trao đổi khí.

Động vật lấy O2 liên tục từ môi trường cho hô hấp tế bào chuyển đổi thành năng lượng sử dụng cho các hoạt động sống.

+ Hô hấp ngoài gồm: thông khí và trao đổi khí ở phổi.

+ Hô hấp trong gồm: trao đổi khí của máu ở mao mạch cơ quan với tế bào cơ thể và hô hấp tế bào.

+ Lấy O2 để oxy hóa các chất dinh dưỡng, tạo năng lượng cho tất cả hoạt động sống của cơ thể.

+ Cơ thể thải CO2 vì CO2 tích tụ gây mất cân bằng nội môi, gây độc cho tế bào, gây acid hóa dịch cơ thể dẫn đến thở nhanh, mạnh, tim đập nhanh, mạnh, liên tục… cuối cùng là tử vong.

Kết luận:

Hô hấp đảm bảo cho động vật lấy O2 từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 sinh ra từ quá trình chuyển hóa ra ngoài.

Nội dung II. Các hình thức trao đổi khí

Bây giờ, cô có một vài câu hỏi dành cho cả lớp. Các em hãy suy nghĩ thật kỹ và đưa ra câu trả lời nhé. Cho biết thuỷ tức và giun đất trao đổi khí với môi trường sống như thế nào? Giải thích tại sao sự phân nhánh của ống khí có thể giúp côn trùng trao đổi khí rất hiệu quả, đảm bảo đủ O2 cho hoạt động bình thường cũng như các hoạt động tích cực, tiêu tốn nhiều năng lượng?

Video trình bày nội dung: 

+ Bề mặt trao đổi khí là bộ phận hoặc cơ quan thực hiện trao đổi khí O2 và CO2 với môi trường (da, phổi, hệ thống ống khí hoặc bề mặt cơ thể).

+ Nguyên lí: khuếch tán từ nơi có phân áp cao → phân áp thấp và khuếch tán qua bề mặt mỏng, ẩm ướt.

+ Phụ thuộc chủ yếu vào diện tích bề mặt trao đổi khí và hoạt động thông khí.

- Đáp án câu hỏi 1 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 56:

+ Ở thủy tức: Các tế bào lớp biểu bì tiếp xúc trực tiếp với nước môi trường, còn các tế bào lót khoang tiêu hóa tiếp xúc với nước trong khoang.

  - Do hô hấp tế bào sử dụng O2 liên tục → O2 trong tế bào giảm nên O2 khuếch tán từ nước vào tế bào.

  - Hô hấp tế bào liên tục tạo ra CO2 làm nồng độ CO2 trong tế bào tăng và khuếch tán vào nước trên toàn bộ cơ thể

+ Ở giun đốt: Mạch bụng mang máu giàu CO2 đến hệ thống mao mạch trên khắp bề mặt da và thực hiện trao đổi khí với môi trường.

→ khí CO2 khuếch tán ra và khi O2 khuếch tán vào máu dưới bề mặt da.

- Đáp án câu hỏi 2 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 56:

+ Tạo ra số lượng ống khí tận rất lớn, vì vậy diện tích trao đổi khí giữa không khí trong hệ thống ống khí với các tế bào cơ thể rất lớn. 

+ Hoạt động thông khí nhờ thành bụng co dãn, đáp ứng được nhu cầu O2 khi côn trùng hoạt động bình thường cũng như khi hoạt động tích cực.

+ Diện tích trao đổi khí của mang lớn nhờ cấu tạo đặc biệt của mang.

+ Dòng máu trong mao mạch chảy song song và ngược chiều với dòng nước chảy qua phiến mang → tối ưu hóa trao đổi khí (hình 9.4).

+ Cách thông khí giúp dòng nước giàu O2 chảy một chiều qua mang liên tục, không bị ngắt quãng (hình 9.5).

- Đáp án câu hỏi hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 59:

+ Ở người: 

  - Diện tích trao đổi khí của phổi rất lớn do cấu tạo từ hàng triệu phế nang, có hệ thống mao mạch dày đặc (hình 9.6).

  - Hoạt động nhịp nhàng của các cơ hô hấp (cơ hoành và cơ liên sườn) làm thay đổi thể tích lồng ngực và thể tích phổi (hình 9.7) → sự thông khí diễn ra theo chu kỳ hít vào và thở ra. 

+ Ở chim:

  - Diện tích trao đổi khí của phổi chim rất lớn do có số lượng mao mạch khí rất lớn. Các mao mạch khí trao đổi khí với mao mạch máu.

  - Chiều máu chảy trong các mao mạch song song và ngược chiều với dòng không khí lưu thông trong các mao mạch khí → tối ưu hóa hoạt động trao đổi khí.

  - Phổi chim thông với hệ thống túi khí → khi hít vào và thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi theo một chiều, liên tục và không có khí cặn.

  -  Khi lên cạn, mang bị mất lực đẩy của nước nên xẹp lại, các cung mang và các sợi mang bị dính lại thành một khối

→ Diện tích bề mặt trao đổi khí rất nhỏ.

    + Mang cá bị khô nên O2 và CO2 không khuếch tán qua được.

→ Dẫn đến cá không đủ O2 và chết sau một thời gian ngắn.

  - Nước tràn vào hệ hô hấp làm tắc đường thông khí nên động vật không có đủ O2 và tử vong.

Kết luận: 

- Trao đổi khí ở động vật liên quan đến diện tích bề mặt trao đổi khí và thông khí.

- Các hình thức trao đổi khí chủ yếu ở động vật: qua bề mặt cơ thể, qua cơ quan trao đổi khí chuyên hóa (hệ thống ống khí, mang, phổi).

Nội dung III. Bệnh về hô hấp

Để hiểu sâu hơn về bài học hôm nay, cô muốn các em cùng nhau trả lời câu hỏi sau đây: Ô nhiễm không khí và khói thuốc lá là ảnh hưởng như thế nào đến hô hấp và sức khỏe con người? Cho biết ý nghĩa của việc: Xử phạt người hút thuốc lá ở nơi công cộng (cơ quan, trường học, bệnh viện, ...) và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá?

Video trình bày nội dung: 

Ô nhiễm không khí và khói thuốc lá gây ra rất nhiều bệnh hô hấp như viêm phế quản cấp, hen suyễn, viêm tắc hẹp đường dẫn khí, ung thư khí quản, viêm phổi, lao phổi, ung thư phổi… 

→ Sức khỏe suy yếu, thậm chí đe dọa đến tính mạng con người.

- Đáp án câu 3 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 60:

- Xử phạt giúp nâng cao nhận thức về tác hại của hút thuốc là, từ đó cso ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh.

- Quy định cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá có tác dụng cảnh báo tác hại của hút thuốc lá đối với trẻ em, hút thuốc lá là vi phạm quy định của nhà nước, từ đó HS có ý thức không hút thuốc lá.

- Gợi ý trả lời câu hỏi tình huống:

+ Nêu những tác hại của thuốc lá và khuyên bạn bỏ thuốc: 

  - Thuốc lá không chỉ gây hại cho người đang hút mà còn hại cho những người xung quanh, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai.

  - Tăng nguy cơ ung thư phổi…

Kết luận: 

Bệnh hô hấp do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó ô nhiễm không khí và khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu.

……………………..

Nội dung video Bài 9 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác