Video giảng Sinh học 11 Chân trời bài 11 Thực hành Tìm hiểu hoạt động của hệ tuần hoàn

Video giảng Sinh học 11 Chân trời bài 11 Thực hành Tìm hiểu hoạt động của hệ tuần hoàn. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 11. THỰC HÀNH: MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ HỆ TUẦN HOÀN

Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Đo được huyết áp ở người và nhận biết được trạng thái sức khỏe từ kết quả đo.
  • Đếm nhịp tim người ở các trạng thái hoạt động khác nhau và giải thích kết quả.
  • Mổ được tim ếch và tìm hiểu tính tự động của tim.
  • Tìm hiểu được vai trò của dây thân kinh giao cảm và đối giao cảm, tác động của adrenaline đến hoạt động của tim.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, em hãy nhắc lại các quy định khi làm thí nghiệm như bảo đảm an toàn khi thí nghiệm, tránh gây đổ vỡ, hư hỏng thiết bị thí nghiệm, kiểm tra dụng cụ, hóa chất, mẫu vật thí nghiệm cần thiết cho buổi thực hành, một số kĩ năng thí nghiệm cần lưu ý để thí nghiệm thành công.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Tiến hành thí nghiệm

Các em đọc thông tin SGK, tóm tắt cách tiến hành và tiến hành thí nghiệm theo nhóm.

Video trình bày nội dung:

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH 

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN

Thứ .... ngày.... tháng....năm.....

  1. Mục đích thực hiện thí nghiệm

......................................................................................................................................................................................................................................................................

  1. Kết quả và giải thích
Thí nghiệmKết quả và giải thích
  1. Đo huyết áp

Huyết áp của từng thành viên trong nhóm

Nguyễn Văn A: ... (huyết áp bình thường)

Nguyễn Văn B: ... (huyết áp cao)

Nguyễn Văn C:...(huyết áp thấp)

Giải thích: Kết quả đo huyết áp của HS chỉ phản ảnh chỉ số huyết áp tại thời điểm đo (chỉ số huyết áp là bình thường hoặc cao hơn hoặc thấp hơn so với bình thường).

+ Gọi là bệnh tăng huyết áp (huyết áp cao) khi huyết áp tâm thu thường xuyên vượt quá 140 mmHg và huyết áp tâm trương thường xuyên vượt quá 90 mmHg.

+ Gọi là bệnh huyết áp thấp khi huyết áp tâm thu thường xuyên thấp hơn 90 mmHg và huyết áp tâm trương thường xuyên thấp hơn 60 mmHg.

  1. Đếm nhịp tim

Nhịp tim tại các thời điểm:

- Trước khi chạy tại chỗ 2 phút:...

- Ngay sau khi chạy tại chỗ: ...

- Sau khi nghỉ chạy 5 phút: ....

→ Kết quả cho thấy nhịp tim tăng sau khi ta vận động mạnh.

Giải thích: Giải thích: Hoạt động cơ bắp (chạy, chống tay) làm giảm nồng độ O2 và tăng nồng độ CO2 trong máu. Thông tin từ thụ thể hóa học (ở xoang động mạch cảnh và gốc cung động mạch chủ) báo về trung khu điều hòa tim mạch ở hành não, làm tăng cường hoạt động của dây giao cảm, kết quả là tim đập nhanh và mạnh hơn so với lúc cơ thể nghỉ ngơi.

  1. Mổ ếch và tìm hiểu về tính tự động của tim

Sau khi cắt rời tim ếch cho vào cốc đựng NaCl 0,65%, tim ếch vẫn còn đập 

→ Tim có tính tự động.

Giải thích: Tính tự động của tim là do hệ dẫn truyền tim. Nút xoang tâm nhĩ có khả năng phát xung động truyền tới tâm nhĩ làm cơ tâm nhĩ co. Từ tâm nhĩ, xung động truyền tới nút nhĩ thất, sau đó được truyền tới bó His và đến mạng lưới Purkinje, đến sợi cơ tâm thất của tim làm cơ tâm thất co.

  1. Tìm hiểu vai trò của dây thần kinh giao cảm - đối giao cảm đến hoạt động của tim

Nhịp tim của ếch tăng dần khi bị kích thích. 

Giải thích: Khi có dòng điện chạy qua, dây thần kinh giao cảm bị kích thích và hưng phấn làm xuất hiện xung thần kinh làm tăng nhịp tim.

  1. Tìm hiểu tác động của adrenaline đến hoạt động của tim

Sau khi nhỏ dung dịch adrenaline, nhịp tim của ếch tăng so với trước khi nhỏ adrenaline.

Dung dịch adrenaline có tác dụng kích thích tăng nhịp tim tương tự dây thần kinh giao cảm.



 

  1. Kết luận

- Khi vận động mạnh, huyết áp và nhịp tim tăng mạnh.

- Tim ếch sau khi cắt rời khỏi cơ thể vẫn còn có khả năng co dãn nhịp nhàng trong dung dịch sinh lí một khoảng thời gian nhất định là nhờ có hệ dẫn truyền tim.

- Nhịp tim lúc bình thường đập chậm hơn nhịp tim khi có tác động của adrenaline.

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Hệ tuần hoàn có chức năng chính là gì trong cơ thể? 

A. Cung cấp oxy cho cơ thể

B. Lọc chất thải ra ngoài cơ thể

C. Vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan

D. Sản sinh tế bào bạch cầu

Câu 2: Khi đo nhịp tim, vị trí nào trên cơ thể thường được chọn để cảm nhận mạch đập? 

A. Đầu gối

B. Cổ tay hoặc cổ

C. Ngón chân

D. Lưng

Câu 3: Thí nghiệm kiểm tra mạch máu nào dưới đây có thể thực hiện để đo huyết áp? 

A. Dùng ống nghe để kiểm tra nhịp tim

B. Sử dụng máy đo huyết áp tại cánh tay

C. Đặt tay lên ngực để cảm nhận nhịp đập của tim

D. Dùng bút thử máu để kiểm tra đường huyết

Video trình bày nội dung:

Câu 1 - CCâu 2 - BCâu 3 - B

………..

Nội dung video Bài 11: Thực hành một số thí nghiệm về hệ tuần hoàn còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác