Video giảng Sinh học 11 Chân trời bài 10 Tuần hoàn ở động vật

Video giảng Sinh học 11 Chân trời bài 10 Tuần hoàn ở động vật. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 10. TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Trình bày được khái quát hệ vận chuyển trong cơ thể động vật. Nêu được một số dạng hệ vận chuyển ở các nhóm động vật khác nhau.
  • Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, phân biệt được các dạng tuần hoàn ở động vật.
  • Trình bày được cấu tạo và hoạt động của tim, sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của tim. Giải thích khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim.
  • Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, mô tả được cấu tạo và hoạt động của hệ mạch.
  • Mô tả được quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch (huyết áp, vận tốc máu và sự trao đổi chất giữa máu với tế bào).
  • Nêu được hoạt động của tim mạch được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.
  • Kể được các bệnh thường gặp về hệ tuần hoàn và trình bày một số biện pháp phòng chống các bệnh tim mạch.
  • Phân tích được tác hại của việc lạm dụng rượu bia đối với sức khỏe con người, đánh giá được ý nghĩa việc xử phạt người tham gia giao thông sử dụng rượu, bia.
  • Trình bày được vai trò của thể dục, thể thao đối với tuần hoàn.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Các em có bao giờ tự hỏi rằng mạch máu bị hẹp hoặc tắc do xơ vữa có thể gây hậu quả gì đối với cơ thể?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung I. Khái quát hệ tuần hoàn

Các em có bao giờ tự hỏi rằng: Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ các bộ phận nào? Nêu chức năng chính của hệ tuần hoàn?

Video trình bày nội dung: 

+ Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ các bộ phận sau:

   - Dịch tuần hoàn: là máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô.

   - Tim: bơm hút và đẩy máu trong hệ thống mạch máu.

    - Hệ thống mạch máu: 

Động mạch: đưa máu từ tim đến các cơ quan.

Tĩnh mạch: đưa máu từ các cơ quan về tim

Mao mạch: nơi thực hiện trao đổi chất giữa máu và tế bào cơ thể.

+ Chức năng chính: vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác, đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể

+ Các chất hệ tuần hoàn vận chuyển: O2, CO2, chất dinh dưỡng và chất thải…

- Hệ tuần hoàn gồm: tim, dịch tuần hoàn và hệ thống mạch máu (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch).

- Hệ tuần hoàn vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác, đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể.

Nội dung II. Các dạng hệ tuần hoàn

Bây giờ, cô có một câu hỏi dành cho cả lớp. Các em hãy suy nghĩ thật kỹ và đưa ra câu trả lời nhé: Mô tả đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, từ đó đưa ra khái niệm hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín?

Video trình bày nội dung: 

+ Đường đi hệ tuần hoàn hở có một đoạn máu đi ra khỏi mạch máu (không chảy trong mạch kín nên gọi là hệ tuần hoàn hở.

+ Do máu chảy trong mạch kín nên gọi là hệ tuần hoàn kín.

+ Do máu đi một vòng từ tim vào động mạch mang, mao mạch mang, động mạch lưng, mao mạch ở cơ quan, tĩnh mạch về tim nên gọi là hệ tuần hoàn đơn.

+ Do hệ tuần hoàn có 2 vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn hệ thống (vòng tuần hoàn lớn) và vòng tuần hoàn phổi (vòng tuần hoàn nhỏ) nên gọi là hệ tuần hoàn kép.

+ Vì tốc độ máu chảy chậm, khả năng điều hòa phân phối máu đến các cơ quan chậm nên chỉ thích hợp với động vật có kích thước nhỏ.

+ Vì hoạt động trao đổi khí cho các tế bào ở côn trùng do hệ thống ống khí đảm nhận chứ không phải hệ tuần hoàn.

+ Trong động mạch của hệ tuần hoàn kép máu chảy dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh, đi xa hơn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi chất ở mao mạch diễn ra nhanh hơn.

Hệ tuần hoàn gồm các dạng: tuần hoàn hở, tuần hoàn kín (tuần hoàn đơn, tuần hoàn kép).

Nội dung III. Cấu tạo và hoạt động của tim

ể hiểu sâu hơn về bài học hôm nay, cô muốn các em cùng nhau trả lời câu hỏi sau đây: Van tim có vai trò như thế nào trong tuần hoàn máu? Hệ dẫn truyền tim có vai trò như thế nào đối với hoạt động của tim và tuần hoàn máu?

Video trình bày nội dung: 

+ Tim người gồm: 4 ngăn – 2 tâm thất và 2 tâm nhĩ.

+ HS lên bảng chỉ vị trí của van 2 lá và van 3 lá trên hình, van động mạch phổi và van động mạch chủ.

Giúp máu trong hệ tuần hoàn theo một chiều, từ tâm nhĩ sang tâm thất và từ tâm thất qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch và trở về tâm nhĩ.

- Tim co dãn tự động là do hệ dẫn truyền tim.

- Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì.

- Pha co của tim gọi là tâm thu, pha dãn của tim gọi là tâm trương.

Nội dung IV. Cấu tạo và hoạt động của hệ mạch

Một nhiệm vụ thú vị đang chờ các em ở phía trước. Các em đã sẵn sàng chưa?

Đầu tiên, các em điền vào bảng dưới đây:

Nội dung

Huyết áp tâm thu

Huyết áp tâm trương

Độ lớn của huyết áp

  

Ví dụ ở người

  

 

Sau đó, trả lời các câu sau:

- Huyết áp là gì?

- Vận tốc máu tỉ lệ như thế nào với tổng tiết diện mạch máu?

Video trình bày nội dung: 

Nội dung

Huyết áp tâm thu

Huyết áp tâm trương

Độ lớn của huyết áp

Cực đại

Cực tiểu

Ví dụ ở người

110 – 120 mmHg

70 – 80 mmHg

+ Huyết áp giảm dần từ động mạch lớn đến động mạch nhỏ, mao mạch, tĩnh mạch nhỏ và tĩnh mạch lớn.

→ Do ma sát giữa máu với thành mạch máu và ma sát giữa các thành phần máu với nhau.

+ Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây.

+ Vận tốc máu giảm dần từ động mạch lớn đến động mạch nhỏ, thấp nhất ở mao mạch và tăng dần từ tĩnh mạch nhỏ đến tĩnh mạch lớn.

+ Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện mạch máu.

+ Tiết diện là diện tích mặt cắt của một mạch thuộc một loại mạch nào đó.

+ Tổng tiết diện là tổng diện tích tất các mạch thuộc loại mạch đó.

+ Mao mạch cấu tạo bởi một lớp tế bào và các khe nhỏ cho các chất khuếch tán qua. 

+ Động mạch và tĩnh mạch cấu tạo từ nhiều lớp tế bào ngăn cách máu với dịch mô và không có khe nhỏ cho các chất đi qua.

BÀI 10. TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬTChào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:Trình bày được khái quát hệ vận chuyển trong cơ thể động vật. Nêu được một số dạng hệ vận chuyển ở các nhóm động vật khác nhau.Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, phân biệt được các dạng tuần hoàn ở động vật.Trình bày được cấu tạo và hoạt động của tim, sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của tim. Giải thích khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim.Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, mô tả được cấu tạo và hoạt động của hệ mạch.Mô tả được quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch (huyết áp, vận tốc máu và sự trao đổi chất giữa máu với tế bào).Nêu được hoạt động của tim mạch được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.Kể được các bệnh thường gặp về hệ tuần hoàn và trình bày một số biện pháp phòng chống các bệnh tim mạch.Phân tích được tác hại của việc lạm dụng rượu bia đối với sức khỏe con người, đánh giá được ý nghĩa việc xử phạt người tham gia giao thông sử dụng rượu, bia.Trình bày được vai trò của thể dục, thể thao đối với tuần hoàn.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNGCác em có bao giờ tự hỏi rằng mạch máu bị hẹp hoặc tắc do xơ vữa có thể gây hậu quả gì đối với cơ thể?HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. Huyết áp giảm dần từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch.

- Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện mạch máu.

Nội dung V. Điều hòa hoạt động tim mạch

Các em hãy cùng nhau thảo luận và giải thích cho cô nghe: sự biến động huyết áp trong hệ thống mạch máu?

Video trình bày nội dung: 

+ Hoạt động thần kinh được điều hòa bằng cơ chế thần kinh (nguyên tắc phản xạ) và thể dịch (hormone).

+ Trong phòng kín đông người, hàm lượng O2 giảm xuống trong máu giảm xuống. Thụ thể O2 ở xoang động mạch cảnh và gốc cung động mạch chủ gửi xung thần kinh về trung khu điều hòa tim mạch ở hành não. 

+ Trung khu điều hòa tim mạch tăng tần số xung thần kinh trên dây giao cảm → tim đập nhanh, mạnh và các mạch máu nhỏ co lại.

+ Xung thần kinh còn theo dây giao cảm đến tuyến trên thận, làm tuyến này tăng tiết adrenalin và noradrenalin vào máu. → Làm tim đập nhanh, mạnh và các mạch máu nhỏ co lại.

Hoạt động tim mạch được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và thể dịch.

Nội dung VI. Ứng dụng

Dựa vào tác động của rượu, bia đối với hoạt động thần kinh, các em hãy phân tích tầm quan trọng của quy định xử phạt người có sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông?

Video trình bày nội dung: 

Thực tế cho thấy, sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông là nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn giao thông, đe dọa tính mạng của người điều khiển phương tiện và những người xung quanh khi tham gia giao thông.

→ Chình vì vậy, việc xử phạt người sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông là rất cần thiết, cảnh bảo mọi người để tránh sử dụng.

……………………..

Nội dung video Bài 10 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác