Video giảng Sinh học 11 Chân trời bài 17 Cảm ứng ở động vật

Video giảng Sinh học 11 Chân trời bài 17 Cảm ứng ở động vật. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 17. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Trình bày được các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau.
  • Dựa vào hình vẽ (hoặc sơ đồ), phân biệt được hệ thần kinh dạng ống với hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch; nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh; mô tả được cấu tạo synapse và quá trình truyền tin qua synapse.
  • Nêu được khái niệm phản xạ và phân tích được một cung phản xạ.
  • Nêu được các dạng thụ thể, vai trò của chúng; vai trò các cảm giác vị giác, xúc giác và khứu giác trong cung phản xạ.
  • Phân tích được cơ chế thu nhận và phản ứng kích thích của các cơ quan cảm giác; đáp ứng của cơ xương trong cung phản xạ.
  • Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Nêu được đặc điểm và phân loại được phản xạ không điều kiện. Trình bày được đặc điểm, các điều kiện và cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện. Lấy được các ví dụ minh họa.
  • Giải thích được cơ chế giảm đau khi uống và tiêm thuốc giảm đau.
  • Nêu được một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh, đề xuất được các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em hãy cho cô biết: Trong kiểm tra sức khỏe, bác sĩ có thể kích thích phản xạ giật đầu gối bằng cách dùng một cây búa gõ nhẹ vào phần gân ở khớp gối (Hình 17.1), kết quả là gây nên phản xạ giật đầu gối. Tại sao việc kích thích phản xạ giật đầu gối có thể kiểm tra được chức năng của hệ thần kinh?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Tìm hiểu hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật

Theo em: Cảm ứng ở động vật chưa có hệ thần kinh được thực hiện thông qua đâu? Cảm ứng ở động vật đã có hệ thần kinh được thực hiện thông qua đâu? Phản xạ là gì?

Video trình bày nội dung:

- Cảm ứng ở động vật chưa có hệ thần kinh được thực hiện thông qua sự chuyển động của cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh.

- Cảm ứng ở động vật đã có hệ thần kinh được thực hiện thông qua các phản xạ. 

- Phản xạ là các phản ứng của cơ thể đáp trả lại các kích thích từ môi trường dưới sự điều khiến của hệ thần kinh.

Nội dung 2: Tìm hiểu về tế bào thần kinh và các dạng hệ thần kinh

Theo em:

  • Tế bào thần kinh có cấu tạo như thế nào? Các tế bào thần kinh có vai trò gì?
  • Em hãy trình bày các dạng hệ thần kinh.

Video trình bày nội dung:

1. Tế bào thần kinh

Tế bào thần kinh có cấu tạo gồm thân, sợi trục và các sợi nhánh. 

Các tế bào thần kinh có vai trò tiếp nhận, xử lí và truyền xung thần kinh trong hệ thần kinh.

2. Các dạng hệ thần kinh

Ở động vật, có ba dạng hệ thần kinh: dạng lưới, dạng chuỗi hạch và dạng ống.

Tiêu chíDạng lướiDạng chuỗi hạchDạng ống
Đối tượngCó các loài thuộc ngành ruột khoangCó ở các nhóm động vật thuộc ngành giun dẹp giun tròn giun đốt thân mềm chân khớpCó ở các loài động vật có xương sống
Cấu tạoCác tế bào thần kinh làm rải rác khắp cơ thể và nối với nhau thông qua các sợi thần kinh hình thành mạng lưới Các tế bào thần kinh tập trung lại tạo thành các hạch thần kinh các hạch thần kinh đối với nhau bằng các sợi thần kinh tạo thành chuỗi hạch thần kinhCác tế bào thần kinh tập trung lại với một số lượng rất lớn tạo thành một ống nằm ở mặt lưng của con vật phần đầu của ống phát triển thành mạnh thành não bộ phần sau hình thành tủy sống 
Hoạt độngXung thần kinh Lan tỏa khắp cơ thể thông qua mạng lưới thần kinh và làm toàn bộ cơ thể phản ứng với kích thích Nhờ có sự hình thành các hạch thần kinh mà động vật có khả năng phản ứng cục bộ đối với các kích thíchPhản ứng lại các kích thích của môi trường thông qua các phản xạ
Tính hiệu quả của phản ứngKèm chính xác và tiêu tốn nhiều năng lượngChính xác và tiết kiệm được năng lượngChính xác và ít tiêu tốn năng lượng 

 

Nội dung 3: Tìm hiểu về truyền tin qua synapse

Theo em:

  • Synapse là gì? Synapse có cấu tạo như thế nào?
  • Em hãy trình bày cơ chế truyền tin qua synapse hóa học.

Video trình bày nội dung:

1. Khái niệm và cấu tạo synapse

Synapse là vị trí tiếp nối giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc với tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến). 

Synapse có cấu tạo gồm phần trước synapse, khe synapse và phần sau synapse.

2. Cơ chế truyền tin qua synapse hoá học

Quá trình truyền tin qua synapse: 

+ Xung thần kinh truyền đến chùy synapse làm cho Ca2+ đi vào trong tế bào; 

+ Ca2+ làm cho các bóng synapse dụng hợp với màng trước và giải phóng chất trung gian hoá học vào khe synapse; 

+ chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể ở màng sau synapse làm xuất hiện xung thần kinh ở màng sau và tiếp tục lan truyền đi.

………..

Nội dung video Bài 17: Cảm ứng ở động vật còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác