Video giảng Sinh học 11 Chân trời bài 12 Miễn dịch ở động vật và người
Video giảng Sinh học 11 Chân trời bài 12 Miễn dịch ở động vật và người. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 12. MIỄN DỊCH Ở ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nêu được các nguyên nhân bên trong và bên ngoài gây nên các bệnh ở động vật và người.
- Phát biểu được khái niệm miễn dịch
- Mô tả được khái quát về hệ miễn dịch ở người.
- Phân biệt được miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu
- Trình bày được cơ chế mắc bệnh và cơ chế chống bệnh ở động vật.
- Giải thích được vì sao nguy cơ mắc bệnh ở người rất lớn nhưng xã suất bị bệnh rất nhỏ.
- Giải thích được cơ sở của hiện tượng dị ứng với chất kích thích, thức ăn; cơ chế thử phản ứng khi tiêm kháng sinh.
- Trình bày được quá trình phá vỡ hệ miễn dịch của các tác nhân gây bệnh trong cơ thể người bệnh.
- Phân tích được vai trò của việc chủ động tiêm phòng vaccine.
- Điều tra việc thực hiện tiêm phòng bệnh, dịch trong trường học hoặc tại địa phương.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Các em thân mếm, chúng ta biết rằng: Ở người, cùng tiếp xúc với một tác nhân gây bệnh, có những người sẽ mắc bệnh do tác nhân đó gây ra nhưng một số người khác thì không. Vậy hiện tượng này được giải thích như thế nào?
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh ở người
Theo em, Những nguyên nhân nào gây bệnh ở người?
Video trình bày nội dung:
Một số nguyên nhân gây bệnh ở động vật và người gồm:
+ Nguyên nhân bên ngoài: các tác nhân vật lí, hóa học, sinh học, thói quen sinh hoạt,…
+ Nguyên nhân bên trong: di truyền, tuổi tác…
Nội dung 2: Đáp ứng miễn dịch ở động vật và người
- Em hiểu thế nào là miễn dịch? Miễn dịch được chia làm mấy loại?
- Hàng rào bảo vệ của cơ thể gồm những gì? Khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch ở người có đặc điểm gì?
- Em hãy nêu các loại miễn dịch.
Video trình bày nội dung:
1. Khái niệm miễn dịch
- Miễn dịch là khả năng cơ thể sinh vật chống lại các tác nhân gây bệnh ( vi khuẩn, virus, ung thư,..) giữ cho có thể được khỏe mạnh và đảm bảo sự tồn tại của sinh vật
Miễn dịch được chia làm 2 loại: Miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.
2. Hệ miễn dịch ở người
Hàng rào bảo vệ của cơ thể gồm hàng rào bảo vệ bên trong và hàng rào bảo vệ bên ngoài.
+ Hàng rào bảo vệ bên trong: các cơ quan (tuỷ xương, tuyến ức, lá lách và các hạch bạch huyết), các tế bào bạch cầu.
+ Hàng rào bảo vệ bên ngoài da, niêm mạc và các chất tiết (nước mắt, nước bọt,...…
Khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể:
+ Các cơ quan sẽ sản sinh ra các loại bạch cầu. Bạch cầu tiêu diệt tác nhân gây bệnh bằng nhiều cách như: thực bào, tiết enzyme, tiết khẳng thể...
+ Nước mắt, nước bọt, nước mũi, nước tiểu,... có chứa nhiều enzyme lysozyme để tiêu diệt vi khuẩn
+ Chất nhờn và mồ hỏi có pH từ 3 – 5 ức chế sự sinh trưởng của nhiều vi sinh vật.
Kết luận: Ở người và động vật, hệ miễn dịch đảm nhận chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
3. Các loại miễn dịch
a. Miễn dịch không đặc hiệu
Miễn dịch không đặc hiệu là khả năng tự bảo vệ có sẵn ở động vật và người khi mới sinh ra mà không cần có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên, không có tính đặc hiệu đối với các tác nhân gây bệnh, có thính bẩm sinh, di truyền được.
Kết luận: Miễn dịch không đặc hiệu gồm hàng rào bảo vệ vật lí, hóa học và các đáp ứng không đặc hiệu.
b. Miễn dịch đặc hiệu
Miễn dịch đặc hiệu là phản ứng đặc hiệu của cơ thể để chống lại các kháng nguyên ( các phần tử trên bề mặt vi khuẩn, virus, tế bào lạ,..; nọc độc của rắn hoặc các độc tố) khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
Kết luận: Miễn dịch đặc hiệu gồm miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
Nội dung 3: Bảo vệ sức khỏe ở người
Em hãy kể tên một số tác nhân có thể phá vỡ hệ miễn dịch của cơ thể. Dị ứng là gì? Vaccin có vai trò như thế nào trong tiêm phòng bệnh, dịch?
Video trình bày nội dung:
1. Quá trình phá vỡ hệ miễn dịch của một số tác nhân
- Các tác nhân có thể phá vỡ hệ miễn dịch của cơ thể: virus, vi khuẩn, tế bào ung thư, các nhân tố môi trường (tác nhân hóa học, vật lí,…)
2. Hiện tượng dị ứng và cơ chế thử phản ứng khi tiêm kháng sinh
Dị ứng là phản ứng quá mức khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên nhất định (được gọi là dị nguyên).
3. Vai trò của vaccine và tiêm phòng bệnh, dịch.
Vaccine là chế phẩm sinh học có chứa chất kháng nguyên (như gene hoặc RNA mã hóa protein của vi khuẩn, virus) hoặc kháng nguyên không còn khả năng gây bệnh được dùng để tạo miễn dịch chủ động khi tiêm vào cơ thể, giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.
Kết luận:
- Tiêm chủng vaccine chủ động tạo ra đáp ứng miễn dịch.
- Dị ứng là phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên.
………..
Nội dung video Bài 12: Miễn dịch ở động vật và người còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.