Video giảng Sinh học 11 Chân trời bài 15 Cảm ứng ở thực vật

Video giảng Sinh học 11 Chân trời bài 15 Cảm ứng ở thực vật. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 15. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT

Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nêu được khái niệm cảm ứng ở thực vật.
  • Phân tích được đặc điểm và cơ chế cảm ứng ở thực vật.
  • Nêu được một số hình thức biểu hiện của cảm ứng ở thực vật.
  • Vận dụng được hiểu biết về cảm ứng ở thực vật để giải thích một số hiện tượng thực tiễn.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em suy nghĩ và cho cô biết: Trong trồng trọt, người ta thường áp dụng các biện pháp làm cỏ, xới đất và vun gốc, tưới nước và bón phân xung quanh gốc cây nhằm tăng kích thước bộ rễ. Cơ sở khoa học của biện pháp này là gì?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Tìm hiểu khái quát về cảm ứng ở thực vật

Theo em, cảm ứng ở thực vật là gì? Cảm ứng ở thực vật có đặc điểm gì?

Video trình bày nội dung:

- Cảm ứng ở thực vật là sự thu nhận và trả lời các kích thích từ môi trường của các cơ quan trên cơ thể thực vật.

- Đặc điểm: Xảy ra chậm, khó quan sát, có thể xảy ra dựa trên sự phân chia hoặc thay đổi độ trương nước của tế bào.

Nội dung 2: Tìm hiểu về các hình thức biểu hiện và vai trò của cảm ứng ở thực vật

Em hãy trình bày các hình thức biểu hiện của cảm ứng ở thực vật?

Video trình bày nội dung:

1. Vận động hướng động

Vận động hướng động là hình thức phản ứng của các cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích theo một hướng xác định, trong đó, hướng của phản ứng phụ thuộc vào hướng của tác nhân kích thích.

Phân loại: 

+ Dựa vào hướng phản ứng: hướng động dương và hướng động âm

+ Dựa vào bản chất của tác nhân kích thích: hướng sáng, hướng trọng lực, hướng nước và hướng hóa, hướng tiếp xúc.

2. Vận động cảm ứng

- Vận động cảm ứng là hình thức của các cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích không định hướng.

- Phân loại: 

+ Tùy theo tác nhân kích thích: quang ứng động, thủy ứng động, hóa ứng động, ứng động tiếp xúc, ứng động tổn thương, điện ứng động,..

+ Dựa vào cơ chế phản ứng: Ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.

Nội dung 3: Ứng dụng cảm ứng ở thực vật

Em hãy nêu một số ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn. Cho biết mỗi ứng dụng đó dựa trên cơ sở loại cảm ứng nào và đã mang lại lợi ích gì cho con người?

Video trình bày nội dung:

Vận dụng hiểu biết về cảm ứng ở thực vật, con người có thể điều khiển các yếu tố môi trường nhằm kích thích sự sinh trưởng của cây trồng theo hướng có lợi cho con người giúp nâng cao năng suất, tiết kiệm thời gian và chi phí, góp phần tăng hiệu quả kinh tế.

………..

Nội dung video Bài 15: Cảm ứng ở thực vật còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác