Video giảng Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời Bài 9 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Video giảng Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời Bài 9 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 9: DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Chào mừng các em quay lại trở lại với tiết học của ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Kể được tên một số dân tộc ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
  • Nhận xét và giải thích được ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ thông qua bản đồ hoặc lược đồ phân bố dân cư.
  • Mô tả được một số hoạt động sản xuất truyền thống (trồng lúa nước, nghề thủ công,…) ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
  • Mô tả được một hệ thống đê và nêu được vai trò của đê điều trong điều trị thủy.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng thảo luận trả lời câu hỏi sau.

Các hình 1, 2 gợi cho em liên tưởng đến hoạt động sản xuất nào ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ

BÀI 9: DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Dân cư

Em có biết Dân cư của vùng đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm như thế nào không?

Video trình bày nội dung:

- Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Kinh, Sán Dìu, Nùng, Dao, Tày, Thái,... Người Kinh có số lượng lớn nhất

- Vùng Đồng bằng Bắc Bộ là nơi con người sinh sống lâu đời, địa hình khá bằng phẳng và đất đai màu mỡ nên có số dân đông. Năm 2020, vùng có hơn 21 triệu người, mật độ dân số trung bình của vùng lên đến 1431 người/km, gấp gần 5 lần mật độ trung bình của cả nước

- Dân cư tập trung đông trong các đô thị. Hà Nội, Hải Phòng là hai thành phố đông dân của vùng và của cả nước.

Nội dung 2. Hoạt động sản xuất

Em hãy Trình bày hoạt động sản xuất trồng lúa nước và nghề thủ công truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Video trình bày nội dung:

- Đồng bằng Bắc Bộ là vùng sản xuất lúa lớn thứ hai của nước ta, sau vùng Nam Bộ. Trồng lúa có nhiều công đoạn như: làm đất, gieo mạ, cấy lúa, chăm sóc lúa, thu hoạch lúa. Với kinh nghiệm lâu đời và kĩ thuật canh tác ngày càng hiện đại, năng suất lúa của vùng cao nhất cả nước.

- Đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề truyền thống đã tồn tại lâu đời như làng lụa Vạn Phúc, làng gốm Bát Tràng, làng chiếu cói Kim Sơn,…

Nội dung 3. Hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Các em hãy thảo luận trả lời câu hỏi:

  • Đặc điểm của đê sông Hồng? 
  • Đê sông Hồng có ý nghĩa như thế nào đối với vùng Đồng bằng Bắc Bộ?

Video trình bày nội dung:

- Đặc điểm: Đê sông Hồng cao trung bình từ 6 m đến 8 m tuỳ từng vị trí, có nơi cao hơn 10 m. Chân đê rộng từ 30 đến 50 m. Mặt đê hiện được cải tạo trở thành các tuyến đường giao thông.

- Ý nghĩa:

+ Vai trò hàng đầu là ngăn lũ, bảo vệ vùng dân cư trong đê trước các thiên tai bão, lũ.

+ Vùng ngoài đê hàng năm được bồi đắp phù sa màu mỡ và mở rộng về phía biển.

+ Hệ thống đê ở đồng bằng sông Hồng còn là nét văn hóa độc đáo của nền văn hóa sông Hồng, văn hóa Việt Nam.

………..

Nội dung video bài 9: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác