Video giảng Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời Bài 18 Phố cổ Hội An
Video giảng Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời Bài 18 Phố cổ Hội An. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 18: PHỐ CỔ HỘI AN
Chào mừng tất cả các em trở lại tiết học của ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Xác định được vị trí địa lí của phố cổ Hội An trên bản đồ hoặc lược đồ.
- Mô tả được một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở phố cổ Hội An (ví dụ: Nhà cổ, Hội quán của người Hoa, Chùa Cầu Nhật Bản,..) có sử dụng tư liệu (tranh ảnh, câu chuyện,...).
- Đề xuất được một số biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của phố cổ Hội An.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng Quan sát hình 1 và xác định hình nào là di sản thế giới thuộc vùng Duyên hải miền Trung được UNESCO ghi danh.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Tìm hiểu về vị trí của phố cổ Hội An trên lược đồ
Các em hãy trình bày các yêu cầu sau đây:
- Xác định vị trí địa lí của phố cổ Hội An:
- Con sông chảy qua phố cổ Hội An là con sông gì?
Video trình bày nội dung:
- Phố cổ Hội An thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Phần lớn phố cổ nằm ở phường Minh An, bên bờ sông Hoài - một nhánh của sông Thu Bồn.
- Con sông chảy qua Cố đô Huế là con sông Hoài.
Nội dung 2. Tìm hiểu về một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở phố cổ Hội An
Liệt kê các công trình tiêu biểu ở phố cổ Hội An và mô tả điểm nổi bật của từng công trình này.
Video trình bày nội dung:
* Các công trình tiêu biểu ở phố cổ Hội An là: Chùa Cầu, Nhà cổ Phùng Hưng, Hội quán Phúc Kiến,...
* Điểm nổi bật của từng công trình:
- Chùa Cầu Nhật Bản:
+ Ban đầu, là một cây cầu được dựng bởi các thương nhân người Nhật Bản vào khoảng thế kỉ XVI. Năm 1653, ở sườn cầu phía bắc được dựng thêm phần chùa nên cây cầu được gọi là Chùa Cầu.
+ Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là “Lai Viễn Kiều” với ý nghĩa là “Cầu đón khách phương xa”.
Quảng cáo
+ Chùa Cầu có kiến trúc phan trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Tất cả hệ khung của cầu được làm bằng gỗ; mái của công trình được lợp bằng ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo.
- Hội quán Phúc Kiến
+ Là nơi sinh hoạt cộng đồng của người Hoa cùng quê đến Hội An buôn bán và là nơi để thờ cúng các vị tiền hiền, các vị thần che chở cho cuộc sống của người dân địa phương.
+ Hội quán được xây dựng theo kiểu đền miếu cổ Trung Hoa với mái lợp ngói ống.
- Nhà cổ Phùng Hưng
+ Nhà cổ Phùng Hưng có kết cấu hai tầng với dạng nhà ống, hẹp ở chiều ngang và chiều sâu khá dài. Những lớp ngói âm dương đều tăm tắp được tính toán theo thuật phong thuỷ ngũ hành tạo nên một sắc thái đặc trưng.
+ Không gian bên trong nhà chính thiết kế rộng rãi, dành cho buôn bán và thờ tự.
Nội dung 3. Tìm hiểu về một số biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của phố cổ Hội An
Em hãy Nêu một số biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của phố cổ Hội An.
Video trình bày nội dung:
- Có ý thức bảo vệ các công trình trong khu phố cổ.
- Tiến hành trùng tu các công trình đã xuống cấp trong khu phố cổ.
- Tích cực tuyên truyền quảng bá vẻ đẹp của phố cổ Hội An.
- Giới thiệu những nét đẹp Cố đô Huế.
………..
Nội dung video bài 18: Phố cổ Hội An còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.