Video giảng Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời Bài 4 Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Video giảng Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời Bài 4 Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 4: THIÊN NHIÊN VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
Cô chào cả lớp, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Xác định được vị trí địa lí, một số địa danh tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, cao nguyên Mộc Châu,...) của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.
- Quan sát lược đồ, tranh ảnh, mô tả được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, sông ngòi,...) của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Nêu được một cách đơn giản ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, sông ngòi đối với đời sống và sản xuất của người dân ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học hôm nay, các em hãy quan sát vào các bức tranh dưới đây và cho biết: Các hình 1, 2, 3 gợi cho em điều gì về thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Em hãy quan sát lược đồ hình 4 SHS trang 16 và cho biết:
- Xác định các quốc gia, vịnh biển, các vùng tiếp giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Hãy chỉ ra đâu là cực Bắc, đâu là cực Tây.
Video trình bày nội dung:
- Khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ của Việt Nam tiếp giáp với: Trung Quốc (ở phía Bắc), Lào (ở phía tây), vùng Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung (ở phía nam), vịnh Bắc Bộ (ở phía đông).
- Điểm cực Bắc nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
+ Cách cột cờ Lũng Cú vài km về phía bắc.
+ Nơi sinh sống của dân tộc thiểu số Mông, Tày, Hoa, Pu Péo, Giáy,...
+ Lũng Cú có cột cờ quốc gia với lá cờ rộng 54m2.
- Điểm cực Tây là cột mốc giao điểm đường biên giới 3 nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc.
+ Còn gọi là mố A Pa Chải.
+ Nằm trên đỉnh Khoan La San cao 1866m, thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Nội dung 2: Đặc điểm thiên nhiên và ảnh hưởng của thiên nhiên đến đời sống và sản xuất
Em hãy đọc nội dung phần đặc điểm thiên nhiên và ảnh hưởng của thiên nhiên đến đời sống và sản xuất và trả lời câu hỏi sau:
- Địa hình vùng Trung Du và miền núi Bức Bộ có đặc điểm gì Địa hình ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và sản xuất?
- Trình bày đặc điểm về khí hậu vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và sản xuất?
- Sông, hồ vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm nào? Sông, hồ có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và sản xuất?
Video trình bày nội dung:
- Địa hình:
+ Đặc điểm:
- Các dãy núi ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: Hoàng Liên Sơn; cánh cung sông Gâm; cánh cung Ngân Sơn; cánh cung Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều.
- Các cao nguyên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: cao nguyên Sơn La; cao nguyên Mộc Châu.
- Đỉnh núi cao nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: đỉnh Phan-xi-păng (3143 m).
+ Ảnh hưởng của địa hình đến sản xuất và đời sống:
- Ảnh hưởng tích cực: địa hình đồng bằng thuận lợi cho cư trú, sản xuất lúa, nuôi trồng thuỷ sản,... Một số khu vực núi có cảnh quan đẹp tạo điều kiện để phát triển du lịch.
- Ảnh hưởng tiêu cực: địa hình có nhiều ô trũng thường bị ngập úng vào mùa mưa, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.
* Khí hậu:
+ Đặc điểm:
- Có mùa đông lạnh nhất cả nước, thường kéo dài 3 – 4 tháng. Núi cao đôi khi có tuyết rơi.
- Mùa hạ nắng nóng, mưa nhiều, có nhiệt độ cao.
+ Ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất và đời sống:
- Ảnh hưởng tích cực: tạo điều kiện để phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
- Ảnh hưởng tiêu cực: nhiều thiên tai như:lũ, rét đậm, rét hại, bão,...
- Sông, hồ:
+ Đặc điểm: Có nhiều sông lớn như sông Đà, sông Hồng, sông Chảy, sông Gâm...
+ Ảnh hưởng của sông hồ đến sản xuất và đời sống:
- Ảnh hưởng tích cực: tạo điều kiện phát triển thủy điện.
- Ảnh hưởng tiêu cực: vào mùa hạ mưa nhiều, sông thường có lũ gây thiệt hại lớn.
Nội dung 3: Một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai
Em hãy trình bày một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai ở vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ.
Video trình bày nôi dung:
Một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Trồng rừng và bảo vệ rừng.
+ Tuyên truyền ý thức bảo vệ thiên nhiên.
+ Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
+ Di chuyển khỏi vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai.
.............
Nội dung video Bài 4 Thiên nhiên vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.