Video giảng Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời Bài 10 Một số nét văn hóa ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Video giảng Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời Bài 10 Một số nét văn hóa ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 10: MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ Ở LÀNG QUÊ VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Chào mừng các em quay lại trở lại với tiết học của ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: mô tả được một số nét văn hóa ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: sử dụng được các nguồn tư liệu lịch sử và địa lí để thảo luận về một lễ hội ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng thảo luận trả lời câu hỏi sau.
Em hãy chỉ ra sự khác nhau giữa thành thị và nông thôn ở Hà Nội.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Đời sống ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Các em hãy Kể tên và mô tả các cảnh vật thường có ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Video trình bày nội dung:
- Cổng làng được xây dựng như là biểu tượng cho lịch sử và văn hóa đặc trưng của mỗi làng. Tên làng và những câu đối trang trí ở cổng thể hiện nguồn gốc lịch sử, nếp sống văn hóa của người dân trong làng.
- Những cây đa thường được trồng ở đầu làng, cuối hoặc giữa làng hay ở bên cạnh các công trình mang tính tâm linh như đình, đền, chùa. Nó tượng trưng cho sự trường tồn của thời gian, biểu tượng cho lịch sử và niềm tự hào của dân làng.
- Đình làng được xem là một trong các biểu tượng đặc trưng nhất cho nét văn hoá làng quê của người dân nông thôn vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Mỗi làng đều có một ngôi đình thờ Thành hoàng, là người có công với làng, với nước. Đồng thời, đình làng cũng là nơi hội họp, nơi tổ chức các lễ hội truyền thống của người dân trong làng.
- Bên cạnh đình, chùa, miếu, trong quần thể không gian kiến trúc của làng quê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, giếng nước hoặc bến nước cũng được xem là chốn tâm linh. Vào ngày cuối tuần hay dịp lễ hội, dân làng thường đến đây đặt lễ cầu may và lấy nước buổi sớm ở giếng đem về thờ cúng.
Nội dung 2. Các lễ hội tiêu biểu ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Em hãy Trình bày về các thông tin của lễ hội chùa Hương và hội Lim
- Thời gian tổ chức
- Ý nghĩa
- Hoạt động chính
Video trình bày nội dung:
Lễ hội chùa Hương | Hội Lim | |
Thời gian | Từ ngày 6 tháng Giêng và thường kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch hằng năm. | Từ ngày 12 đến ngày 14 tháng Giêng âm lịch. |
Ý nghĩa | - Mang đậm tín ngưỡng văn hoá của người dân Hà Nội nói riêng, vùng Đồng bằng Bắc Bộ nói chung. - Lễ hội chùa Hương là hành trình về với miền đất tâm linh, dịp để mọi người về với cội nguồn văn hoá dân tộc. | - Mang đậm nét văn hoá đặc sắc của tín ngưỡng dân gian vùng Quan họ Bắc Ninh. - Hội Lim là niềm tự hào của nhiều thế hệ người dân Bắc Ninh nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. |
- Phần lễ: lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến,... - Phần hội hát chèo, hát văn,.. | - Phần lễ: có các nghi thức rước, tế lễ Thành hoàng các làng, các vị anh hùng của quê hương, dâng hương cúng Phật,... - Phần hội: có nhiều trò chơi dân gian như đấu vật, đầu cờ, đánh đu, thi dệt vải,... Đặc sắc nhất là phần hát Quan họ với những tiết mục biểu diễn trên thuyền rồng.
|
………..
Nội dung video bài 10: Một số nét văn hoá ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.