Video giảng Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời Bài 22 Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

Video giảng Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời Bài 22 Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 22: LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

Chào mừng tất cả các em trở lại tiết học của ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Kể được tên một số dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
  • Nêu được vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
  • Mô tả được những nét chính về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng Quan sát hình 1, 2, 3 và cho biết đâu là nhạc cụ truyền thống của đồng bào Tây Nguyên.

BÀI 22: LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Tìm hiểu về Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Lớp chúng ta cùng thảo luận hai câu hỏi sau đây:

  • Chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là những dân tộc nào?
  • Vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên.

Video trình bày nội dung:

- Không gian văn hóa Cồng chiêng trải dài ở 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ nhân của không gian văn hóa này là các dân tộc: Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ,...

- Cồng chiêng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Tây Nguyên. Cồng chiêng thường được dùng trong các buổi lễ quan trọng như: lễ Thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ Cúng sức khỏe cho voi, lễ Mừng lúa mới,...Cồng chiêng là phương tiện để kết nối cộng đồng và thể hiện bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.

Nội dung 2. Tìm hiểu về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

Em hãy Mô tả những nét chính của lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.

Video trình bày nội dung:

- Lễ hội Cồng chiêng được tổ chức hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.

- Lễ hội Cồng chiêng tái hiện nghi lễ truyền thống của các dân tộc ở Tây Nguyên như lễ Mừng lúa mới, lễ Cúng cơn mưa đầu mùa,...

- Lễ hội góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, tăng thêm sự đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Nguyên.

………..

Nội dung video Bài 22: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác