Video giảng Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời Bài 21 Một số nét văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên

Video giảng Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời Bài 21 Một số nét văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 21: MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ VÀ LỊCH SỬ CỦA ĐỒNG BÀO TÂY NGUYÊN

Chào mừng tất cả các em trở lại tiết học của ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Mô tả được một số nét chính về văn hóa các dân tộc ở vùng Tây Nguyên.
  • Nêu được truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên, có sử dụng một số tư liệu tranh ảnh, câu chuyện lịch sử về anh hùng Núp, anh hùng N’Trang Lơng,...

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng thảo luận trả lời câu hỏi sau.

Em hãy cho biết bạn học sinh nào đang mặc trang phục của đồng bào Tây Nguyên?

BÀI 21: MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ VÀ LỊCH SỬ CỦA ĐỒNG BÀO TÂY NGUYÊN

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Tìm hiểu về một số nét văn hóa các dân tộc ở vùng Tây Nguyên

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về nhà Rông

Các em hãy cùng cô và các bạn tìm hiểu:

  • Nhà Rông thường được xây dựng ở những vị trí như thế nào?
  • Vai trò chính của nhà Rông là gì?
  • Vật liệu để xây dựng nhà Rông là gì?
  • Giá trị tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên là gì?

Video trình bày nội dung:

- Nhà Rông được xây dựng ở vị trí trung tâm, cao ráo, có mặt bằng rộng, thuận lợi cho sinh hoạt cộng đồng.

- Nhà Rông có vai trò chính là nơi hội họp, tiếp khách,..

- Khi làm nhà Rông, người dân chủ yếu sử dụng các vật liệu như gỗ, mây, tre, nứa, lá.

- Nhà Rông càng to đẹp chứng tỏ buôn làng càng giàu có, thịnh vượng. Nhà Rông cũng là nơi lưu giữ nét đẹp truyền thống của các dân tộc ở Tây Nguyên.

Nội dung 2. Tìm hiểu về trang phục

Trong lớp, các bạn chia nhóm và thảo luận các câu hỏi sau đây:

  • Người dân Tây Nguyên thường mặc trang phục bằng chất liệu gì?
  • Màu sắc chủ đạo trong trang phục là những màu nào?

Video trình bày nội dung:

- Trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc ở vùng Tây Nguyên được may bằng chất liệu thổ cẩm – loại vải dệt chủ đạo là màu đỏ đen.

- Nam thường đóng khố, nữ thường mặc áo kết hợp với trang sức như vòng cổ hay vòng tay.

Nội dung 3. Tìm hiểu về lễ hội

Trình bày một số nét chính về lễ hội Đua voi và lễ Mừng lúa mới ở Tây Nguyên theo các ý sau:

  • Tên lễ hội.
  • Thời gian.
  • Tổ chức.
  • Hoạt động chính.
  • Ý nghĩa của lễ hội trong đời sống của người dân đồng bào Tây Nguyên.

Video trình bày nội dung:

Tên lễ hội

Thời gian tổ chức

Hoạt động chính

Ý nghĩa

Lễ hội Đua voi

Tổ chức 2 năm một lần, vào tháng 3 âm lịch.

- Phần lễ thường sẽ có lễ Cúng bến nước, lễ Cúng sức khỏe cho voi,...

Lễ hội Đua voi phản ánh những nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc Tây Nguyên.

Lễ Mừng lúa mới

Vào khoảng tháng 11, 12 dương lịch

Phần lễ chung được tổ chức để cúng thần lúa. Bà con trong thôn bản cùng nhau ăn uống, nhảy múa theo tiếng cồng chiêng vang vọng.

Thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào Tây Nguyên cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và gia đình sung túc, cuộc sống ấm no ở các buôn làng.

………..

Nội dung video Bài 21: Một số nét văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác