Video giảng Lịch sử 9 kết nối Bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 – 1939

Video giảng Lịch sử 9 kết nối Bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 – 1939. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 7: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM THỜI KỲ 1930- 1939

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Mô tả được những nét chủ yếu của phong trào cách mạng giai đoạn 1930 – 1931 và 1936 – 1939. 
  • Trình bày được cuộc đấu tranh trong những năm 1930 – 1931, 1936 – 1939 diễn ra ở địa phương em.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau: 

Em hãy liên hệ tới địa phương nơi em sống, trong những năm 1930-1931 và 1936-1939 diễn ra những cuộc đấu tranh nào?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

1. TÌM HIỂU VỀ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1930-1931

Nội dung 1: Tìm hiểu về phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1931

Em hãy trình bày nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng 1930 – 1931?

Video trình bày nội dung:

Nguyên nhân bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 - 1931 là do tác động của khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã làm cho mâu thuẫn trong xã hội ngày càng sâu sắc, nổi lên với hai mâu thuẫn cơ bản là: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã kịp thời lãnh đạo cách mạng và đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên phạm vi toàn quốc.

2. DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 - 1945

Nội dung 1: Diễn biến chính trong phong trào cách mạng 1930 - 1945

Em hãy khái quát diễn biến chính trong phong trào cách mạng 1930 – 1945?

Video trình bày nội dung:

- Đầu năm 1930: Một số cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác đã nổ ra với mục tiêu đòi cải thiện đời sống, đòi tăng lương, giảm giờ làm, giảm sưu thuế.

- Giữa năm 1930:

+ Phong trào phát triển mạnh mẽ trong phạm vi cả nước. Đến tháng 9 và tháng 10 - 1930, phong trào đạt đến đỉnh cao, quyết liệt nhất là ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

+ Những cuộc biểu tình của nông dân ở Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Nghi Lộc, ... được sự hưởng ứng của công nhân Vinh - Bến Thuỷ đã làm bộ máy chính quyền của thực dân và phong kiến tay sai ở nhiều huyện bị tê liệt, ở một số thôn, xã bị tan rã.

+ Chính quyền nhân dân được thành lập ở một số thôn, xã của Nghệ An, Hà Tĩnh dưới hình thức các xô viết. Chính quyền Xô viết đã ban hành và thực hiện các chính sách tiến bộ.

Ngày 12/9/1930: Thực dân Pháp cho máy bay ném bom tàn sát cuộc biểu tình của 8.000 nông dân Hưng Nguyên.

Đầu năm 1931: Thực dân Pháp tập trung lực lượng đàn áp, khủng bố phong trào. Nhiều tổ chức của Đảng bị phá vỡ, hàng vạn cán bộ, đảng viên, người yêu nước bị bắt giam.

Nội dung 2: Những biểu hiện chứng minh Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931

Em hãy chứng minh Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931?

Video trình bày nội dung:

-  Nghệ An, Hà Tĩnh là địa bàn diễn ra sôi nổi, liên tục các cuộc bãi công của công nhân, biểu tình của nông dân; công nhân và nông dân đã liên kết, hưởng ứng phong trào của nhau làm cho bộ máy chính quyền của thực dân và phong kiến tay sai ở nhiều huyện tê liệt, ở một số thôn, xã bị tan rã. Tại đó, chính quyền nhân dân được thành lập dưới hình thức các xô viết. Chính quyền Xô viết là biểu hiện đỉnh cao của cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh với việc ban hành và thực hiện nhiều chính sách tiến bộ: ban bố các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân (về chính trị); chia ruộng đất công, bãi bỏ các thứ thuế vô lí, thực hiện giảm tô và xoá nợ cho dân nghèo (về kinh tế); tổ chức đời sống mới, mở các lớp dạy chữ Quốc ngữ, xoá bỏ các tệ nạn xã hội, ... (về văn hoá, xã hội), ... Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng (chính quyền của dân, do dân và vì dân).

Kết luận: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 đã khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng. Từ trong phong trào, khối liên minh công - nông được hình thành, để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng sau này.

3. TÌM HIỂU VỀ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1936- 1939:

Em hãy nêu hiểu biết của mình về phong trào cách mạng trong những năm 1936 – 1939?

Video trình bày nội dung:

Phong trào dân chủ 1936 - 1939 là cuộc diễn tập cho Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đặc biệt, phong trào Đông Đương đại hội là phong trào đấu tranh rộng lớn đầu tiên của quần chúng, mở đầu cho một cao trào vận động cách mạng mới ở Việt Nam.

 

………..

Nội dung video Bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 – 1939 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác