Video giảng Lịch sử 9 kết nối Bài 10: Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Video giảng Lịch sử 9 kết nối Bài 10: Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 10: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Trình bày được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991. 
  • Giải thích được sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng xem video về vệ tinh Spút-ních 1 (1957) suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau: 

Em có cảm nhận gì sau khi xem hình ảnh và video về vệ tinh Spút-ních 1 (1957).

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

1. TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA CỦA LIÊN XÔ TỪ NĂM 1945 - 1991

Em hãy trình bày tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa của Liên Xô từ năm 1945 – 1991?

Video trình bày nội dung:

- Khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, trong đó quan trọng nhất là chính trị (Đảng Cộng sản bị đình chỉ hoạt động, chính quyền Liên bang tê liệt, các nước cộng hoà tuyên bố độc lập, tách khỏi Liên bang và Goóc-ba-chốp buộc phải từ chức Tổng thống vào ngày 25 - 12 - 1991).

- Mắc phải nhiều sai lầm trong công cuộc cải tổ: thực hiện đa nguyên, đa đảng về chính trị (sai lầm lớn nhất), nóng vội, thiếu đồng bộ về kinh tế, buông lỏng quản lí về văn hoá, dẫn đến khủng hoảng ngày càng trầm trọng đến mức không thể kiểm soát và Liên bang Xô viết tan rã, chủ nghĩa xã hội sụp đổ.

2. CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ 1945- 1991

Hoạt động 1: Tình hình chính trị - kinh tế

Em hãy trình bày tình hình chính trị và kinh tế của các nước Đông Âu từ năm 1945 – 1991?

Video trình bày nội dung:

+ Chính trị: Từ năm 1944 đến năm 1946, nhân dân các nước Đông Âu dưới sự lãnh

đạo của những người cộng sản và sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô đã thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân. Riêng ở Đông Đức, Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Đức thành lập năm 1949. Sau đó, các nước Đông Âu đều tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đầu những năm 80 của thế kỉ XX, bộ máy nhà nước của các nước Đông Âu bộc lộ rõ sự yếu kém, tạo cơ hội cho các lực lượng đối lập câu kết với nhau, kích động nhân dân đòi thực hiện đa nguyên, đa đảng và tổng tuyển cử tự do. Từ năm 1989, trước sức ép trong nước, ban lãnh đạo các nước Đông Âu phải thực hiện đa nguyên chính trị và tổ chức tổng tuyển cử tự do. Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội đã thắng cử, giành được quyền lãnh đạo đất nước và tuyên bố xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa.

+ Kinh tế: Sau khi thành lập nhà nước dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu đã thực hiện cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp lớn của tư bản và tiến hành công nghiệp hoá nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Các nước hợp tác kinh tế trong Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV). Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu đã trở thành những nước công nghiệp hoặc công - nông nghiệp (trước đó đều là những nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu). Từ giữa những năm 70, nền kinh tế suy giảm dần. Hầu hết các nước đều tiến hành cải cách nhưng không cải thiện được tình hình. Từ năm 1988, tất cả các nước Đông Âu đều lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, thu nhập

quốc dân giảm sút nghiêm trọng, nợ nước ngoài gia tăng. Đến năm 1991, SEV bị giải thể.

+ Xã hội: Sau khi Nhà nước dân chủ nhân dân được thành lập, giai cấp bóc lột bị xoá bỏ, công nhân, nông dân và trí thức trở thành những người làm chủ đất nước. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Từ cuối những năm 70 đến năm 1990, khủng hoảng kinh tế làm cho đời sống của các tầng lớp nhân dân khó khăn. Niềm tin vào chủ nghĩa xã hội giảm sút và tình trạng bất bình gia tăng. Các cuộc bãi công, biểu tình của công nhân xuất hiện ở nhiều nước Đông Âu.

+ Văn hoá có bước phát triển vượt bậc: xoá được nạn mù chữ được xoá bỏ, thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc và miễn phí. Từ nửa sau những năm 80 đến năm 1991, xuất hiện nhiều ấn phẩm văn hoá có nội dung chống chủ nghĩa xã hội, tuyên truyền chế độ đa nguyên.

Hoạt động 2: Chủ nghĩa xã hội Đông Âu sụp đổ

Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về cuộc khủng hoảng và sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội Đông Âu?

Video trình bày nội dung:

Trong khi tiến hành cải cách để khắc phục khủng hoảng thiếu hiệu quả, lãnh đạo các nước đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng, đó là thoả hiệp, chấp nhận thực hiện đa nguyên, đa đảng và tổ chức tổng tuyển cử tự do, tạo cơ hội cho thế lực chống chủ nghĩa xã hội cơ hội tấn công trực diện, làm sụp đổ chủ nghĩa xã hội. Ngoài ra, chính sách không “can thiệp” của Liên Xô trước cuộc khủng hoảng và sự thoả hiệp của ban lãnh đạo các nước Đông Âu cũng góp phần dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở các nước này.

………..

Nội dung video Bài 10: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác