Video giảng Lịch sử 9 kết nối Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 (phần 1)
Video giảng Lịch sử 9 kết nối Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 (phần 1). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 3: CHÂU Á TỪ NĂM 1918 - 1945
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kỹ năng như:
- Nêu được những nét chính về tình hình châu Á từ năm 1918 đến năm 1945.
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (3.1 – 3.5) để nhận thức về tình hình một số nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á trong những năm 1918 – 1945.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được những nét chính về tình hình châu Á từ năm 1918 đến năm 1945.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm trên sách, báo, internet để tìm hiểu một số sự kiện trong những năm 1939 – 1945 thể hiện mối liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Châu Á đã trải qua nhiều biến động lớn trong giai đoạn từ 1918 đến 1945, với những cuộc xung đột và sự thay đổi quan trọng trên khắp lục địa. Các em hãy thảo luận và nêu lên những nét chính về tình hình châu Á trong thời kỳ này để hiểu rõ hơn về những thách thức và biến chuyển mà khu vực đã trải qua.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tìm hiểu về tình hình nhật bản 1918 - 1945
Nội dung 1: Tình hình Nhật Bản 1918 - 1929
Trong giai đoạn 1918-1929, Nhật Bản đã có những thay đổi lớn về kinh tế, chính trị và xã hội, ảnh hưởng đến vị thế của quốc gia này trên trường quốc tế. Các em cùng nhau hãy thảo luận để trình bày tình hình Nhật Bản trong khoảng thời gian này, bao gồm cả những thành tựu và khó khăn mà đất nước đã đối mặt nhé!
Video trình bày nội dung:
Giai đoạn 1918 - 1921: Nền kinh tế Nhật Bản sa sút, nhiều công ti làm ăn thua lỗ, nhiều nhà kinh doanh bị phá sản, số người thất nghiệp lên tới 12 vạn người. Đời sống người lao động không được cải thiện, phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân bùng lên mạnh mẽ
Giai đoạn 1921- 1929: Nền kinh tế phát triển nhưng không ổn định: năm 1926, sản lượng công nghiệp phục hồi vượt mức trước chiến tranh, đến năm 1927, cuộc khủng hoảng tài chính ở Tô-ki-ô khiến nhiều ngân hàng phải đóng cửa, số công nhân thất nghiệp tăng mạnh, nông dân bị bần cùng hoá, sức mua của người dân giảm sút.
…..
2. Tìm hiểu về phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu á từ năm 1918 - 1945
Nội dung 1: Tìm hiểu khái quát về phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á từ năm 1918 đến năm 1945
Trong suốt giai đoạn 1918-1945, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc đã diễn ra mạnh mẽ tại nhiều quốc gia châu Á. Các em hãy cùng thầy/cô thảo luận và trình bày một cách khái quát về những cuộc đấu tranh này, nêu rõ mục tiêu, diễn biến và kết quả của phong trào tại các quốc gia châu Á trong thời kỳ đó.
Video trình bày nội dung:
Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra một thời đại mới, đó là thời đại có sự gắn kết giữa cách mạng vô sản ở các nước tư bản với phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản và các Đảng Cộng sản cùng với sự áp bức bóc lột thậm tệ của các nước thực dân, đế quốc dẫn tới mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa với thực dân ngày càng sâu sắc. Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á dâng cao và lan rộng khắp các khu vực: Đông Bắc Á, Đông Nam Á,Nam Á và Tây Á. Ở giai đoạn này, phong trào theo hai khuynh hướng chính là dân chủ tư sản (tiêu biểu là Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, ... ) và khuynh hướng vô sản (tiêu biểu là Trung Quốc, Việt Nam, ... ) với nhiều hình thức đấu tranh như: bạo động, bất bạo động, vũ trang, cải cách, nội chiến, cách mạng, …
Phong trào Ngũ tứ với mục tiêu là chống lại sự xâu xé Trung Quốc của các nước đế
quốc, đòi xoá bỏ hiệp ước bất bình đẳng giữa Trung Quốc với các nước phương Tây. Lực lượng tham gia chủ yếu là học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân. Trong giai đoạn 1927 - 1937, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đông đảo quần chúng nhân dân đã đứng lên chống lại nền thống trị phản động của Quốc dân đảng, đứng đầu là Tưởng Giới Thạch. Từ tháng 7 - 1937, Đảng Cộng sản hợp tác với Quốc dân đảng để cùng kháng chiến chống Nhật.
….
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Chúng ta đã hoàn thành xong bài học ngày hôm nay, bây giờ hãy cùng thầy/cô làm các bài tập sau đây nhé:
Câu 1: Đảng Cộng sản Nhật Bản thành lập vào thời gian nào?
A. 7/1922.
B. 7/1921.
C. 8/1922.
D. 6/1922.
Câu 2: Cuộc nội chiến cách mạng ở Trung Quốc diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Năm 1926 đến 1927.
B. Năm 1927 đến 1930.
C. Năm 1927 đến 1935.
D. Năm 1927 đến 1937.
…..
Nội dung video bài 3. Châu á từ năm 1918 - 1945 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.