Video giảng Lịch sử 9 kết nối Bài 14: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946 – 1950

Video giảng Lịch sử 9 kết nối Bài 14: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946 – 1950. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 14: VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC GIAI ĐOẠN 1946-1950

Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Giải thích được nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946).
  • Nhận biết và giải thích được đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng.
  • Mô tả được những thắng lợi tiêu biểu của Việt Nam trên mặt trận chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, quân sự,…trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946 – 1950.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, Em hãy nghe bài hát Đoàn vệ quốc quân (Nhạc và lời: Phan Huỳnh Điểu, 1945) và trả lời câu hỏi: Bài hát gợi nhớ đến giai đoạn lịch sử nào của dân tộc? 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Sự bùng nổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

Em hãy giải thích nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược.

Video trình bày nội dung:

Mặc dù đã kí các hiệp ước, hiệp định nhưng thực dân Pháp đã bội ước, liên tiếp có những hành động gây hấn, khiêu khích và vi phạm các văn bản kí kết như: gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún và phố Yên Ninh (Hà Nội), liên tiếp gửi các tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trị an ở Hà Nội và quyền kiểm soát Thủ đô. Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã nỗ lực tìm kiếm hòa bình nhưng không được hồi đáp. Nhân dân Việt Nam không còn con đường nào khác là phải đứng lên đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Nội dung 2: Tìm hiểu về đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp

Em hãy nêu nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng. 

Video trình bày nội dung:

+ Toàn dân là động viên và huy động tới mức cao nhất sức mạnh của dân tộc, của

cả nước vào cuộc kháng chiến: bất kì đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc.

+ Toàn diện là đánh địch bằng tất cả những gì có thể, trên tất cả các mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hoá, quân sự, ngoại giao) với tinh thần mỗi đường phố là một mặt trận, mỗi làng quê là một pháo đài và mỗi người dân là một chiến sĩ.

+ Trường kì kháng chiến là đánh lâu dài nhằm đối chọi và làm phá sản âm mưu của thực dân Pháp.

+ Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế là dựa vào sức mình là chính, sự giúp đỡ bên ngoài là điều kiện hỗ trợ.

Nội dung 3: Một số thắng lợi tiêu biểu 

Em hãy trình bày những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, giáo dục trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946 – 1950).

Video trình bày nội dung:

2.1. Chính trị, ngoại giao: 

- Các cơ quan Đảng, chính phủ, mặt trận, ... đã được di chuyển an toàn tới chiến khu Việt Bắc.

- Chính quyền từ trung ương đến cơ sở được kiện toàn và củng cố. Trung Quốc, Liên Xô và nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác như Tiệp Khắc, Ru-ma-ni, Ba Lan, ... đã lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

2.2. Kinh tế

- Các hoạt động tăng gia sản xuất, trước hết là sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh.

- Một số xí nghiệp quốc phòng và dân dụng có quy mô thích hợp đã lần lượt được xây dựng ở các vùng tự do, căn cứ kháng chiến.

- Các ngành khai khoáng, cơ khí, hoá chất, diêm, giấy, ... từng bước đi vào hoạt động.

2.3. Văn hóa, giáo dục

- Chú trọng xây dựng và phát triển văn hoá phục vụ cuộc kháng chiến.

- Thực hiện Cải cách giáo dục phổ thông hướng tới xây dựng nền giáo dục cách mạng mới trong khi phong trào diệt “giặc dốt” và bổ túc văn hoá tiếp tục được đẩy mạnh.

………..

Nội dung video Bài 14: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946 - 1950còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác