Video giảng Lịch sử 9 kết nối Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918 – 1930 (phần 1)

Video giảng Lịch sử 9 kết nối Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918 – 1930 (phần 1). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 5: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ NHỮNG NĂM 1918-1930

Mến chào các em học sinh thân yêu!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kỹ năng như: 

  • Mô tả được những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930. 
  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (5.1 – 5.3) và phần Em có biết để tìm hiểu về những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930. 
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả được những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930; Phân tích được nguyên nhân và hệ quả của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930. 
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử đã học kết hợp sưu tầm trên sách, báo, internet, tìm hiểu về một số thanh niên, trí thức đã tham gia tích cực vào phong trào dân tộc dân chủ (1918 – 1930). Xây dựng poster giới thiệu về một nhân vật mà em ấn tượng nhất.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trong quá trình đấu tranh giành quyền lợi, các tầng lớp tư sản và đại địa chủ đã thành lập những Đảng và tờ báo riêng để làm tiếng nói cho mình. Các em hãy thảo luận và liệt kê các Đảng và tờ báo mà những nhóm này đã thành lập nhằm đòi quyền lợi cho họ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Những hoạt động yêu nước của người việt nam ở nước ngoài

Trong lịch sử, nhiều người Việt Nam đã ra nước ngoài và có những đóng góp quan trọng cho phong trào yêu nước. Các em hãy thảo luận để khái quát tình hình hoạt động yêu nước của người Việt ở nước ngoài trong giai đoạn lịch sử này.

Video trình bày nội dung:

Những hoạt động yêu nước của người Việt Nam tiếp tục được duy trì mặc dù chịu sự đàn áp của thực dân Pháp. Tuy nhiên, những hoạt động này không có mục đích, đường lối rõ ràng và mang tính tự phát.

2. Những hoạt động của tư sản và tiểu tư sản trong nước

Nội dung 1. Giai cấp tư sản

Trong lịch sử đấu tranh giành quyền lợi, giai cấp tư sản đã có những phong trào đấu tranh mạnh mẽ. Chúng ta hãy thảo luận để trình bày mục đích, hình thức đấu tranh, các nhân vật tiêu biểu, và kết quả của các phong trào này nhé.

Video trình bày nội dung:

- Mục đích đấu tranh: Chống lại sự chèn ép và cạnh tranh của tư sản Pháp.

- Hình thức đấu tranh: Hoà bình (vận động người Việt Nam dùng hàng báo chí, Việt Nam).

- Phong trào đấu tranh tiêu biểu: Tẩy chay tư sản Hoa Kiều, đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, …

- Nhân vật lịch sử tiêu biểu: Bùi Quang Chiêu,..

- Kết quả: Do không đủ thế và lực, giai cấp tư sản và đại địa chủ Việt Nam muốn dựa vào Pháp để chống lại tư sản Hoa kiều, đồng thời họ cũng muốn chính quyền thuộc địa trao quyền tự do dân chủ, xin được tham gia vào bộ máy chính quyền, được nhập quốc tịch Pháp, ... Tư sản Việt Nam cũng có những hoạt động đấu tranh chống lại sự chèn ép và cạnh tranh của tư sản Pháp tiêu biểu như: tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, ...; thành lập Đảng Lập hiến, sáng lập một số tờ báo làm công cụ tuyên truyền như Thực nghiệp dân báo, Diễn đàn bản xứ, ...

Nội dung 2: Giai cấp tiểu tư sản

Giai cấp tiểu tư sản cũng đã đóng góp không nhỏ trong cuộc đấu tranh giành quyền lợi và tự do. Các em hãy thảo luận để trình bày mục đích, hình thức đấu tranh, các nhân vật tiêu biểu, và kết quả của các phong trào đấu tranh do giai cấp tiểu tư sản khởi xướng.

Video trình bày nội dung:

- Mục đích đấu tranh: Biểu dương lực lượng, chống lại sự áp bức của thực dân, tuyên truyền tư tưởng dân tộc dân chủ, thức tỉnh quốc dân.

- Hình thức đấu tranh: Hòa bình

- Phong trào đấu tranh tiêu biểu: Đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu, Nguyễn An Ninh, đám tang Phan Châu Trinh

- Nhân vật lịch sử tiêu biểu: Nguyễn Đức Cảnh, Trần Huy Liệu, Trần Phú, ..

- Kết quả: Tầng lớp tiểu tư sản ngày càng trưởng thành

và tích cực tham gia vào phong trào yêu nước. Các hoạt động đã góp phần tuyên

truyền tư tưởng dân tộc, dân chủ, thức tỉnh và cổ vũ tinh thần yêu nước. Tầng lớp

tiểu tư sản cũng tham gia phong trào đấu tranh như: đòi nhà cầm quyền Pháp thả

Phan Bội Châu (1925), thả Nguyễn An Ninh (1926), tổ chức đám tang và lễ truy điệu Phan Châu Trinh (1926), …

……

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong bài học ngày hôm nay rồi, để củng cố kiến thức đã học, các em hãy cùng thầy/cô hoàn thành các bài tập dưới đây nhé.

Câu 1: Tổ chức Tâm tâm xã (1923) được thành lập ở đâu?

A. Liên Xô.

B. Quảng Châu.

C. Pháp.

D. Sài Gòn.

Câu 2: Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919-1926) là:

A. Chuông rè, An Nam trẻ, Nhành lúa.

B. Chuông rè, Tin tức, Nhành lúa.

C. Tin tức, Thời mới, Tiếng dân.

D. Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê.

……

Nội dung video bài 5. Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918-1930 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác