Video giảng Lịch sử 9 kết nối Bài 13: Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
Video giảng Lịch sử 9 kết nối Bài 13: Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 13: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU CÁCH MẠNG THÁNG 8/1945
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nhận biết được những biện pháp chủ yếu để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự,… trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Trình bày được những nét chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Bộ.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, Em hãy nghe bài hát Nam Bộ kháng chiến (Nhạc và lời: Tạ Thanh Sơn, 1946) và trả lời câu hỏi:
- Em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát?
- Theo em, bài hát viết về sự kiện lịch sử nào của dân tộc?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Các biện pháp xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng
Theo em: Tình thế “hiểm nghèo” mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt sau Cách mạng tháng Tám là gì? Vậy, đứng trước tình hình đó, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có những biện pháp gì để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng?
Video trình bày nội dung:
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phải đối mặt với nhiều khó khăn: chính quyền cách mạng còn non trẻ và lực lượng vũ trang còn yếu, nền độc lập dân tộc đe dọa nghiêm trọng.
Để đưa đất nước vượt qua những khó khăn đó, Đảng ta đề ra những biện pháp như:
Tổ chức cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên trong phạm vi cả nước, đưa ra
các quyết định về chính sách đối nội, đối ngoại, thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến và thông qua bản Hiến pháp đầu tiên; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, …
Nội dung 2 Các biện pháp giải quyết khó khăn
Em hãy cho biết: Nền kinh tế Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Hậu quả của nạn đói cuối năm 1944 – đầu năm 1945 chưa được khắc phục. Nạn đói mới đe dọa nghiêm trọng đến đời sống nhân dân. Vậy đứng trước tình hình đó, Chính phủ đã thực hiện những biện pháp gì?
Video trình bày nội dung:
+ Về kinh tế: Chính phủ đã đề ra biện pháp trước mắt (lập các hũ gạo cứu đói; kêu
gọi “nhường cơm sẻ áo", tổ chức “Ngày đồng tâm"; nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ lúa gạo; đề ra biện pháp điều hoà thị trường lúa gạo giữa các địa phương) và biện pháp lâu dài (vận động toàn dân tăng gia sản xuất, tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho nông dân nghèo; chia lại ruộng đất công theo nguyên tắc công bằng, dân chủ; thực hiện giảm tô, thuế cho nông dân; phát động xây dựng “Quỹ độc lập” và phong trào “Tuần lễ vàng).
+ Về giáo dục, văn hóa: thành lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi toàn dân tham gia xóa nạn mù chữ; vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hoá mới.
………..
Nội dung video Bài 13: Việt Nam trong những năm đầu cách mạng tháng 8/1945 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.