Video giảng Địa lí 9 kết nối Bài 3: Thực hành Tìm hiểu vấn đề việc làm ở địa phương và phân hóa thu nhập theo vùng

Video giảng Địa lí 9 kết nối Bài 3: Thực hành Tìm hiểu vấn đề việc làm ở địa phương và phân hóa thu nhập theo vùng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 3: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VẤN ĐỀ VIỆC LÀM Ở ĐỊA PHƯƠNG VÀ PHÂN HÓA THU NHẬP THEO TỪNG VÙNG

Mến chào các em học sinh thân yêu! 

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kỹ năng như: 

  • Phân tích được vấn đề việc làm ở địa phương.
  • Nhận xét được sự phân hóa thu nhập theo từng vùng từ bảng số liệu cho trước.
  • Tìm hiểu địa lí: Tìm kiếm và phân tích số liệu để thấy sự phân hóa thu nhập theo vùng ở nước ta.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tìm kiếm các thông tin từ nguồn tin cậy để thực hiện chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Như chúng ta đã biết, lao động, việc làm và chất lượng cuộc sống là vấn đề địa lí kinh tế – xã hội quan trọng, liên quan mật thiết đến đời sống mỗi cá nhân. Vậy, theo các em, vấn đề việc làm ở địa phương hiện nay, sự phân hoá thu nhập theo vùng diễn ra như thế nào?

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Nội dung

Em hãy tìm hiểu và viết báo cáo phân tích vấn đề việc làm ở địa phương. Có thể lựa chọn cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cấp huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc cấp tỉnh nhé! 

Thông qua bài báo cáo phân tích đã viết, em hãy nhận xét sự phân hoá thu nhập theo vùng ở nước ta?

Video trình bày nội dung:

– Sưu tầm tư liệu và dựa vào thông tin dưới đây, hãy tìm hiểu và viết báo cáo phân tích vấn đề việc làm ở địa phương. Có thể lựa chọn cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cấp huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc cấp tỉnh.

Nội dung 2. Nguồn tư liệu

Theo các em, tính đến năm 2021, nước ta có khoảng bao nhiêu lao động? Trong đó, nguồn lao động bao gồm những đối tượng nào?

Video trình bày nội dung: 

- Niên giám thống kê địa phương.

- Thông tin từ các trang web của địa phương: Cổng thông tin điện tử của tỉnh/thành phố, các ngành,…

- Bảng số liệu: Thu nhập bình quân đầu người một tháng (giá hiện hành) phân theo vùng ở nước ta năm 2010 và năm 2021.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Để củng cố kiến thức của bài, chúng ta hãy cùng nhau làm các bài tập dưới đây nhé!

Câu 1: Đâu không phải thế mạnh của lao động Việt Nam?

A. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp.

B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.

C. Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện.

D. Lười biếng, chưa bắt kịp xu thế hiện đại hóa.

Câu 2: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng:

A. Giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng.

B. Tăng tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ giảm.

C. Giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng.

D. Tăng tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Sau khi đã làm xong bài tập luyện tập, chúng ta hãy cùng nhau làm bài tập vận dụng để nâng cao kiến thức thêm nhé!

Câu 1: Em hãy nêu thực trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở địa phương? Em hãy nêu một số giải pháp giải quyết vấn đề việc làm tại địa phương?

Câu 2: Tìm hiểu mức thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của gia đình mình. So sánh với mức thu nhập trung bình của cả nước và của vùng nơi em sinh sống?

Nội dung video bài 3: Thực hành: tìm hiểu vấn đề việc làm ở địa phương và phân hóa thu nhập theo từng vùng còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy nhanh tay đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác