Video giảng Địa lí 9 kết nối Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Video giảng Địa lí 9 kết nối Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 20: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.
  • Phân tích được các thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng.
  • Phân tích được đặc điểm dân cư; một số vấn đề xã hội của vùng.
  • Trình bày được sự phát triển và phân bố một số ngành kinh tế thế mạnh của vùng.
  • Trình bày được về Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em quan sát hình ảnh về đặc sản một số tỉnh/thành phố thuộc vùng Đông Nam Bộ, sau đó đoán tên tỉnh thông qua những hình ảnh đặc trưng của địa phương.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Theo em: Vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm những tỉnh nào? Vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với các vùng nào, tiếp giáp với nước nào? Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Video trình bày nội dung:

- Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

– Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phía tây nam của Tổ quốc, liền kề vùng Đông Nam Bộ, giáp với Cam-pu-chia; phía tây và phía đông nam có một vùng biển rộng. 

– Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tạo điều kiện thuận lợi để vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển kinh tế trên đất liền cũng như trên biển, mở rộng mối quan hệ hợp tác với các nước trong lưu vực sông Mê Công.

Nội dung 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 

Em hãy trình bày thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Video trình bày nội dung:

a) Thế mạnh

– Địa hình và đất:

+ Địa hình thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho cư trú và sản xuất.

+ Đất chủ yếu là nhóm đất phù sa với 3 loại chính: Đất phù sa sông phân bố thành một dải dọc sông Tiền và sông Hậu, đây là loại đất tốt, độ phì cao, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Đất phèn tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, vùng trũng bán đảo Cà Mau; đất mặn phân bố ở ven biển. Đất phèn và đất mặn có thể trồng lúa, cây ăn quả,...

- Khí hậu: cận xích đạo, nền nhiệt cao và ổn định, lượng mưa dồi dào, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

- Nguồn nước: Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, tạo thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, sản xuất và sinh hoạt; là nơi đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. 

- Tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng. Thảm thực vật điển hình là rừng ngập mặn rừng tràm; trong vùng có nhiều thuỷ sản, các loài chim,...

- Tài nguyên biển phong phú: nhiều cá tôm, bãi tắm đẹp; vùng thềm lục địa có tiềm năng về khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên; ven biển có tiềm năng xây dựng cảng biển và phát triển điện gió,...

b) Hạn chế

- Đất nhiễm phèn và nhiễm mặn có diện tích lớn.

- Mùa khô kéo dài.

- Chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu.

- Trên đất liền nghèo khoáng sản.

………..

Nội dung video Bài 20: Vùng đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

 

Xem video các bài khác