Video giảng Địa lí 9 kết nối Bài 17: Vùng Tây Nguyên
Video giảng Địa lí 9 kết nối Bài 17: Vùng Tây Nguyên. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 17: VÙNG TÂY NGUYÊN
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.
- Trình bày được thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng.
- Nhận xét được đặc điểm dân cư, văn hoá của các dân tộc Tây Nguyên.
- Trình bày được sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế thế mạnh của vùng Tây Nguyên.
- Trình bày được các vấn đề môi trường trong phát triển.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em quan sát hình ảnh về một số cây công nghiệp được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên, sau đó đoán tên đặc sản thông qua hình ảnh.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Theo em, Tây Nguyên có bao nhiêu tỉnh, gồm những tỉnh nào? Tây Nguyên tiếp giáp với các vùng nào, tiếp giáp với nước nào? Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên.
Video trình bày nội dung:
- Vùng Tây Nguyên: gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
– Giáp với Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và hai nước Lào và Cam-pu-chia.
– Vùng có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh; thuận lợi trong giao thương với các vùng trong nước và đóng vai trò quan trọng trong kết nối với các nước Đông Nam Á lục địa.
Nội dung 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Theo em, Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Vùng Tây Nguyên có những thế mạnh và hạn chế gì?
Video trình bày nội dung:
a. Thế mạnh
- Địa hình và đất: Chủ yếu là các cao nguyên bề mặt xếp tầng, tương đối bằng phẳng, đất badan màu mỡ thuận lợi cho quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả, phát triển lâm nghiệp, cây dược liệu (khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ).
– Khí hậu:
+ Có tính chất cận xích đạo, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, thuận lợi cho cây trồng nhiệt đới phát triển và phơi, sấy nông sản.
+ Một số khu vực khí hậu mát mẻ, có thể trồng cây cận nhiệt và phát triển du lịch.
– Nguồn nước:
+ Là nơi bắt nguồn của nhiều con sông chảy qua các bậc địa hình khác nhau, tạo tiềm năng thuỷ điện lớn.
+ Nhiều hồ có khả năng trữ nước và điều tiết dòng chảy.
+ Nước ngầm khá phong phú, cung cấp nước tưới vào mùa khô.
- Khoáng sản có nhiều loại, trong đó bô-xít có trữ lượng lớn nhất nước.
- Sinh vật:
+ Rừng có trữ lượng gỗ lớn, nhiều loài động, thực vật hoang dã, quý hiếm có ý nghĩa lớn về mặt khoa học và kinh tế.
+ Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, độc đáo là thế mạnh phát triển du lịch sinh thái.
b. Hạn chế
– Đất đang bị suy thoái ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng.
– Mùa khô kéo dài dẫn tới nguy cơ thiếu nước sản xuất, sinh hoạt và cháy rừng. – Nước ngầm nằm sâu và có sự suy giảm về trữ lượng gây khó khăn cho khai thác.
………..
Nội dung video Bài 17: Vùng Tây Nguyên còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.