Video giảng Địa lí 9 kết nối Bài 12: Vùng Đồng bằng sông Hồng
Video giảng Địa lí 9 kết nối Bài 12: Vùng Đồng bằng sông Hồng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 12: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Xin chào các em học sinh thân mến, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.
- Phân tích được thế mạnh của vùng về tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; vấn đề phát triển kinh tế biển.
- Phân tích được đặc điểm dân cư, nguồn lao động và ảnh hưởng của các nhân tố này đến sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng.
- Phân tích được vấn đề đô thị hoá ở Đồng bằng sông Hồng; vị thế của Thủ đô Hà Nội.
- Trình bày được sự phát triển và phân bố kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em quan sát hình ảnh về một số tỉnh/thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, sau đó đoán tên tỉnh thông qua những hình ảnh đặc trưng của địa phương.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Theo em, vùng đồng bằng sông Hồng nước ta gồm bao nhiêu tỉnh? Giáp với những khu vực nào? Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có ý nghĩa như thế nào đối với vùng?
Video trình bày nội dung:
- Vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. – Vùng Đồng bằng sông Hồng giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và nước láng giềng Trung Quốc; phía đông có vùng biển rộng thuộc vịnh Bắc Bộ với nhiều đảo.
- Vùng Đồng bằng sông Hồng là cửa ngõ ra biển của các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ; có hệ thống giao thông kết nối với các vùng trong nước và thế giới thuận lợi.
Nội dung 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Theo em, những thế mạnh nào về tài nguyên thiên nhiên giúp vùng đồng bằng sông Hồng phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản? Em hãy trình bày vấn đề phát triển kinh tế biển của vùng đồng bằng sông Hồng.
Video trình bày nội dung:
* Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
- Địa hình và đất: phần lớn địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, thích hợp trồng cây lương thực (nhất là cây lúa), cây thực phẩm và cây ăn quả. Khu vực đồi núi có đất feralit thích hợp cho phát triển rừng, cây công nghiệp, cây dược liệu. Ven biển có đất mặn, đất phèn; một số nơi có đất xám trên phù sa cổ, có thể khai thác cho sản xuất nông nghiệp.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 23°C, lượng mưa từ 1500 - 2000mm/năm, có một mùa đông lạnh. Thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm, tạo điều kiện xen canh, tăng vụ, thế mạnh trồng cây ưa lạnh.
- Nguồn nước: mạng lưới sông ngòi dày đặc với 2 hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình; nhiều hồ, vùng trũng, thuận lợi sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Nguồn nước khoáng ở Quảng Ninh, Ninh Bình, Thái Bình có thể khai thác cho công nghiệp sản xuất đồ uống và phát triển du lịch.
- Sinh vật: tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng. Rừng ở khu vực đồi núi, ven biển, trên một số đảo. Các vườn quốc gia như Cúc Phương, Ba Vì, Tam Đảo, Xuân Thủy, Bái Tử Long, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà, Châu thổ sông Hồng với nhiều loài động thực vật quý hiếm. Ở các hệ thống sông và vùng biển có nhiều loài thủy sản cho giá trị kinh tế cao.
*Vấn đề phát triển kinh tế biển
– Đồng bằng sông Hồng có bờ biển dài, với nhiều vũng vịnh nên thuận lợi để xây dựng cảng biển, phát triển giao thông vận tải biển.
- Đồng bằng sông Hồng có nhiều đảo, bãi biển, trên một số đảo và ven biển có vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển nên thuận lợi để phát triển du lịch.
- Đồng bằng sông Hồng có vùng biển rộng, các bãi cá bãi tôm, là điều kiện để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
- Ven biển Đồng bằng sông Hồng có một số khoáng sản như khí tự nhiên, cát thủy tinh, ti-tan, thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai khoáng.
– Ven biển Đồng bằng sông Hồng đã hình thành một số khu kinh tế ven biển như Vân Đồn (Quảng Ninh), Đình Vũ – Cát Hải (Hải Phòng),...
- Một số mặt trái do phát triển kinh tế biển: ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên,...
- Vấn đề cần chú trọng khi phát triển kinh tế biển (phát triển kinh tế biển theo hướng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển).
………..
Nội dung video Bài 12: Vùng đồng bằng sông Hồng còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.