Video giảng địa lí 12 kết nối bài 32: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm
Video giảng Địa lí 12 kết nối bài 32: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 32. PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
Rất vui được gặp các em trong bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Phân tích được đặc điểm chung của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.
- Trình bày được quá trình hình thành và phát triển, các nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Vẽ được biểu đồ, nhận xét và giải thích được nội dung liên quan đến các vùng kinh tế trọng điểm.
- Sử dụng số liệu, bản đồ và các nguồn tài liệu khác, nhận xét và giải thích được những vấn đề liên quan đến các vùng kinh tế trọng điểm.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bắt đầu bài học, chúng ta hãy cùng nhau trả lời câu hỏi sau nhé:
Em hãy trình bày khái quát về Biển Đông và vùng biển Việt Nam?
Em hãy phân tích đặc điểm chung của các vùng kinh tế trọng điểm?
Vậy thế nào là vùng kinh tế trọng điểm? Các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta có đặc điểm gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 32: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. ĐẶC ĐIỂM VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
Nội dung 1.
Vùng kinh tế trọng điểm là gì?
Năm 2021, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có diện tích bao nhiêu nghìn km2?
Video trình bày nội dung:
- Hội tụ các yếu tố thuận lợi về vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội, tạo nên tiềm lực lớn cho phát triển kinh tế – xã hội,
- Được ưu tiên đầu tư, từ đó tạo khả năng phát triển các ngành mới về công nghiệp, dịch vụ, tăng tốc độ phát triển và có thể lan tỏa đến các lãnh thổ khác.
- Có đóng góp lớn cho quốc gia, giữ vai trò động lực trong sự phát triển chung của cả nước.
- Số lượng và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
II. CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
Nội dung 2.
Nghị quyết số 81/2023/QH13 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kì 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã nêu rõ định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội, trong đó có phát triển 4 vùng động lực quốc gia trên cơ sở các vùng kinh tế trọng điểm hiện nay. Vậy thế nào là vùng kinh tế trọng điểm? Các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta có đặc điểm gì?
Video trình bày nội dung:
1. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
- Quá trình hình thành:
+ Được thành lập năm 1997, gồm: Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương.
+ Năm 2004 thêm tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh.
+ Năm 2021 vùng có diện tích hơn 15 nghìn km², dân số là 17,6 triệu người.
- Nguồn lực phát triển:
+ Là cửa ngõ ra biển của các tỉnh phía Bắc, có 2 hành lang và 1 vành đai kinh tế.
+ Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch,...
+ Dân số, lịch sử khai thác lâu đời, cơ sở hạ tầng,...
- Thực trạng phát triển:
+ Quy mô GRDP và tỉ lệ đóng góp GDP cả nước đứng thứ hai.
+ Cơ cấu kinh tế tương đối hài hoà.
+ Các ngành kinh tế nổi bật là công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao.
- Định hướng phát triển: Chú trọng phát triển khoa học – công - nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số; phát triển dịch vụ hiện đại, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển kinh tế biển.
2. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
- Quá trình hình thành:
+ Được thành lập năm 1997, gồm: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
+ Năm 2004 thêm tỉnh Bình Định.
+ Năm 2021 vùng có diện tích khoảng 28 nghìn km², số dân là 6,6 triệu người.
- Nguồn lực phát triển:
+ Nằm ở vị trí chiến lược về giao lưu kinh tế Bắc - Nam, Đông – Tây, là cửa - ngõ thông ra biển của Tây Nguyên và các nước láng giềng.
+ Có tài nguyên biển, có tiềm năng phát triển điện gió, mặt trời,...
+ Người dân có truyền thống cần cù, nhiều di sản văn hoá, hệ thống giao thông hiện đại.
- Thực trạng phát triển:
+ Quy mô GRDP và tỉ lệ đóng góp và GDP cả nước tăng nhanh nhưng còn nhỏ.
+ Cơ cấu chuyển dịch còn chậm.
+ Các ngành kinh tế nổi bật: kinh tế biển, công nghiệp.
- Định hướng phát triển:
+ Phát triển các trung tâm du lịch biển, sinh thái tầm khu vực và thế giới; phát triển công nghiệp; phát | triển các cảng biển | và dịch vụ cảng biển.
3. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- Quá trình hình thành:
+ Được thành lập năm 1998, gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
+ Năm 2003 thêm Tây Ninh, Bình Phước, Long An, năm 2009 thêm Tiền Giang.
+ Năm 2021: có diện tích hơn 30 nghìn km², số dân là 21,8 triệu người.
- Nguồn lực phát triển:
+ Có các tuyến giao thông quan trọng, có Thành phố Hồ Chí Minh trung tâm lớn về kinh tế.
+ Nguồn tài nguyên dầu khí trữ lượng lớn, không gian biển thuận lợi xây dựng cảng nước sâu, đất, khí hậu thuận lợi trồng cây công nghiệp lâu năm và ăn quả.
+ Lực lượng lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng hiện đại, nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư.
- Thực trạng phát triển:
+ Phát triển kinh tế hàng đầu cả nước.
+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại.
+ Các ngành kinh tế nổi bật: công nghiệp, dịch vụ, phát triển cây công nghiệp.
- Định hướng phát triển:
+ Đi đầu trong khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển mạnh các dịch vụ; thu hút đầu tư các ngành công nghệ cao; phát triển kinh tế biển.
4. Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Quá trình hình thành:
+ Được thành lập năm 2009, gồm: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.
+ Năm 2021 vùng có diện tích hơn 16 nghìn km², số dân là 6,1 triệu người.
- Nguồn lực phát triển:
+ Vị trí thuận lợi, quan trọng đối với an ninh quốc phòng đất nước.
+ Thuận lợi phát triển lương thực, thực phẩm, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật.
+ Người dân có kinh nghiệm, có nhiều di tích lịch sử văn hoá, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện.
- Thực trạng phát triển:
+ Tỉ lệ đóng góp vào GDP cả nước còn khiêm tốn.
+ Trong cơ cấu kinh tế, tỉ trọng khu vực I còn tuy giảm song còn khá cao.
+ Các ngành kinh tế nổi bật: sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, khai thác thủy sản, công nghiệp, du lịch,...
- Định hướng phát triển:
+ Tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ về nông nghiệp quốc gia; phát triển kinh tế biển.
...........
Nội dung video Bài 32: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.