Video giảng địa lí 12 kết nối bài 28: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên
Video giảng Địa lí 12 kết nối bài 28: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 28. KHAI THÁC THẾ MẠNH ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN
Chào mừng các em cùng đồng hành với cô trong bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.
- Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển kinh tế ở Tây Nguyên về cây công nghiệp lâu năm, thuỷ điện, lâm nghiệp, khoáng sản (bô-xit), du lịch.
- Trình bày được sự phát triển và phân bố của cây công nghiệp lâu năm, phát triển thuỷ điện, hoạt động lâm nghiệp và bảo vệ rừng, khai thác bô xit, phát triển du lịch.
- Nêu được ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với quốc phòng an ninh.
- Sử dụng được bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh và việc khai thác các thế mạnh của vùng.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bắt đầu bài học, chúng ta hãy cùng nhau trả lời câu hỏi sau nhé:
Trình bày vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của vùng Tây Nguyên?
Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh. Vùng có nhiều thế mạnh về trồng cây công nghiệp lâu năm, phát triển lâm nghiệp, thuỷ điện, khai thác bô-xit và du lịch. Các ngành kinh tế đó phát triển và phân bố như thế nào? Việc phát triển kinh tế có ý nghĩa gì đối với quốc phòng an ninh? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 28: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. KHÁI QUÁT
Nội dung 1.
Vị trí địa lý của vùng Tây nguyên là?
Video trình bày nội dung:
1. Vị trí và phạm vi lãnh thổ
- Vị trí địa lý: Vùng Tây Nguyên tiếp giáp với hai nước là Lào và Cam-pu-chia; giáp các vùng Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
- Phạm vi lãnh thổ:
+ Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. + Diện tích của vùng là 54,5 nghìn km² (năm 2021).
2. Dân số
- Quy mô dân số vùng là khoảng 6 triệu người (năm 2021), tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,25%.
- Mật độ dân số thấp nhất cả nước là 111 người/km² (năm 2021).
- Tỉ lệ dân thành thị: 28,9%.
- Vùng có nhiều dân tộc cùng chung sống: Xơ-đăng, Ba na, Gia-rai, Ê-đê, Cơ-ho, Kinh, Mường, H'Mông....
...........
Nội dung video Bài 28: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.