Video giảng địa lí 12 kết nối bài 12: Vấn để phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản
Video giảng Địa lí 12 kết nối bài 12: Vấn để phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 12. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP VÀ NGÀNH THỦY SẢN
Rất vui được gặp các em, mong rằng bài học hôm nay sẽ cung cấp nhiều kiến thức mới lạ cho các em nhé!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Phân tích được các thế mạnh, hạn chế đối với phát triển nền lâm nghiệp, thuỷ sản ở nước ta.
- Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lâm nghiệp, thuỷ sản và sự phát triển, phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản thông qua bản đồ, bảng số liệu, tư liệu…
- Nêu được xu hướng phát triển trong lâm nghiệp và thuỷ sản nước ta.
- Trình bày được vấn đề quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi bắt đầu bài học, chúng ta hãy cùng nhau trả lời câu hỏi sau nhé:
Em hãy phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành lâm nghiệp ở nước ta?
Lâm nghiệp và thuỷ sản là các ngành không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế - xã hội mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước. Ngành lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta phát triển dựa theo thế mạnh nào, phát triển và phân bố ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 12: Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP
Nội dung 1.
Em hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành lâm nghiệp nước ta?
Em hãy trình bày vấn đề quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta?
Video trình bày nội dung:
1. Thế mạnh và hạn chế
- Thế mạnh
+ Tổng diện tích rừng nước ta năm 2021 là hơn 14 745,2 nghìn ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm 69,0%, còn lại là rừng trồng; tỉ lệ che phủ rừng đạt 42,0%.
+ Rừng của nước ta có nhiều loại gỗ tốt như đinh, lim, nghiến, tấu,... cùng nhiều loại lâm sản khác có giá trị.
+ Trên phạm vi cả nước, nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển được thành lập nhằm bảo tồn nguồn gen và bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Mỗi năm, nước ta có khả năng khai thác hơn chục triệu mét khối gỗ, hàng trăm triệu cây tre, luồng, nứa,... phục vụ cho ngành chế biến gỗ, sản xuất giấy và các nhu cầu khác.
+ Ngoài ra, các điều kiện về địa hình, đất, khí hậu thuận lợi cho công tác trồng rừng, khoanh nuôi tự nhiên và bảo vệ rừng. Nhiều chính sách phát triển lâm nghiệp được triển khai như hỗ trợ, khuyến khích đầu tư bảo vệ, quản lí rừng tự nhiên; xã hội hoá nghề rừng, phát triển lâm nghiệp cộng đồng; phát triển nông lâm kết hợp,... tạo động lực thúc đẩy phát triển lâm nghiệp bền vững.
+ Việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, chế biến sâu, phát triển sản phẩm, thương hiệu và thị trường,... được tăng cường trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị ngành lâm nghiệp.
- Hạn chế
+ Chất lượng rừng thấp, chủ yếu là rừng thứ sinh mới phục hồi. Năng suất rừng trồng tuy được cải thiện nhưng vẫn còn thấp.
+ Sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, chế biến với người trồng rừng còn hạn chế.
2. Hiện trạng phát triển và phân bố
Ngành lâm nghiệp có vai trò quan trọng về kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Năm 2021, giá trị sản xuất ngành chiếm khoảng 3% trong cơ cấu giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành đạt 6,5%/năm trong giai đoạn 2010 – 2021.
Trong thời gian qua, những tiến bộ khoa học – công nghệ đã được áp dụng vào tất cả các hoạt động của ngành lâm nghiệp như công nghệ sinh học và giống cây rừng, công nghệ chế biến lâm sản, trồng rừng, công nghệ điều tra, giám sát và quản lí cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng....
Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm: khai thác, chế biến lâm sản; lâm sinh (trồng
rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng).
3. Vấn đề quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng
- Xây dựng và thực hiện chính sách quản lí hệ sinh thái rừng, sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững.
- Kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế – xã hội.
- Giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.
- Đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, ven sông, rừng đầu nguồn,...
- Nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng cho người dân.
- Trao quyền sử dụng đất rừng lâu dài cho chủ sử dụng.
...........
Nội dung video Bài 12: Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.