Video giảng địa lí 12 kết nối bài 16: Một số ngành công nghiệp

Video giảng Địa lí 12 kết nối bài 16: Một số ngành công nghiệp. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 16. MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Xin chào các em, các em hãy cùng cô tìm hiểu về bài học hôm nay nhé!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Trình bày được đặc điểm phát triển và phân bố của một số ngành: Khai thác than, dầu, khí; sản xuất điện; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống; dệt, may; giày dép thông qua bản đồ, bảng số liệu, tư liệu,…

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bắt đầu bài học, chúng ta hãy cùng nhau trả lời câu hỏi sau nhé:

Em hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố của công nghiệp khai thác than ở nước ta?

Nước ta có điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển một nền công nghiệp có cơ cấu ngành đa dạng. Sự phát triển của mỗi ngành công nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong từng giai đoạn nhất định. Vậy các ngành công nghiệp nước ra phát triển và phân bố như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 16: Một số ngành công nghiệp. 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Công nghiệp khai thác than, dầu khí

Nước ta có điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển một nền công nghiệp có cơ cấu ngành đa dạng. Sự phát triển của mỗi ngành công nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong từng giai đoạn nhất định. Các ngành công nghiệp nước ta phát triển và phân bố như thế nào?

Video trình bày nội dung:

1. Công nghiệp khai thác than

Nước ta có lịch sử khai thác than từ đầu thế kỉ XIX. Ngày nay, ngành than đã được đầu tư, áp dụng công nghệ mới tiên tiến, hiện đại, cơ giới hoá, tự động hoá đồng bộ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạn chế tác động đến môi trường.

Than được khai thác tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, ngoài ra còn được khai thác ở các tỉnh như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang,... Than khai thác chủ yếu phục vụ công nghiệp nhiệt điện và xuất khẩu.

2. Công nghiệp khai thác dầu thô, khí tự nhiên

- Ngành công nghiệp dầu khí có lịch sử phát triển muộn hơn công nghiệp khai thác than. Sản lượng dầu thô và khí tự nhiên khai thác trong những năm gần đây có biến động.

- Nhiều công nghệ mới, tiên tiến trong khai thác dầu khí đã được áp dụng.

- Dầu thô được khai thác chủ yếu ở thềm lục địa phía nam với các mỏ Rồng, Bạch Hổ, Rạng Đông, Hồng Ngọc,... Khí tự nhiên được khai thác chủ yếu ở các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay – Thổ Chu,...

- Những năm gần đây, nước ta có triển khai đầu tư khai thác dầu khí ở nước ngoài. Năm 2021, sản lượng khai thác dầu thô ở nước ngoài đạt 1,9 triệu tấn.

Nội dung 2. Công nghiệp sản xuất điện

Em hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố của ngành công nghiệp sản xuất điện ở nước ta?

Video trình bày nội dung:

 

Ngành công nghiệp sản xuất điện ở nước ta được hình thành và bắt đầu phát triển từ lâu, hiện nay có sự tăng trưởng nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu điện năng cho đất nước. Sản lượng điện nước ta tăng mạnh, đến năm 2021 đạt 244,9 tỉ kWh. Cơ cấu nguồn điện ở nước ta gồm: thuỷ điện, nhiệt điện (than, khí, dầu), điện mặt trời, điện gió và nguồn khác. Các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại, thông minh được ứng dụng hiệu quả trong sản xuất, vận hành, quản lý hệ thống lưới điện.... 

Nội dung 3. Công nghiệp sản xuát sản phẩm điện tử, máy vi tính

Em hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố của ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính ở nước ta?

Video trình bày nội dung:

 

- Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính là ngành xuất hiện muộn hơn so với các ngành công nghiệp khác. 

- Cơ cấu của ngành rất đa dạng, gồm các lĩnh vực như sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất máy vi tính, điện thoại di động, thiết bị điện dân dụng....

- Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại (trí tuệ nhân tạo, tự động hoá, dữ liệu lớn,...) nên ngành có tốc độ tăng trưởng cao, đem lại giá trị kinh tế lớn và có tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta.

- Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính được phát triển và phân bố ở các địa phương có nhiều lợi thế về nguồn lao động, cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư nước ngoài như: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương.

- Định hướng phát triển của ngành là tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, gia tăng giá trị nội địa,....

...........

Nội dung video Bài 16: Một số ngành công còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác