Video giảng địa lí 12 chân trời bài 37: Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo

Video giảng Địa lí 12 chân trời bài 37: Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 37 : PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Khái quát về biển đông và biển đảo Việt Nam
  • Tài nguyên thiên nhiên biển đảo Việt Nam
  • Tình hình khai thác tổng hợp tài nguyên biển đảo Việt Nam
  • Bảo vệ môi trường biển Việt Nam
  • Ý nghĩa chiến lược của biển Đông

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Em hãy trình bày khái quát về Biển Đông và vùng biển Việt Nam?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG I : KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐÔNG VÀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

Hoạt động 1. 

+ Biển Đông nằm ở phía nào của Thái Bình Dương?

+ Biển Đông có diện tích bao nhiêu km2?

Video trình bày nội dung:

1. Khái quát về biển Đông

- Biển Đông là một biển rộng lớn thuộc Thái Bình Dương, có diện tích 3,447 triệu km² với 9 quốc gia ven biển. Biển Đông có 2 vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. 

- Biển Đông trải dài từ khoảng vĩ độ 3°N đến khoảng vĩ độ 26°B, trải rộng từ khoảng kinh độ 100°Đ đến khoảng kinh độ 121°Đ.

- Biển Đông tương đối kín. Từ Biển Đông có thể thông ra các đại dương và vùng biển xung quanh nhờ các eo biển.

- Biển Đông có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào và phân hoá theo mùa. 

- Tài nguyên của Biển Đông rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là tài nguyên hải sản và khoáng sản. 

2. Vùng biển và hải đảo Việt Nam

- Vùng biển nước ta là một phần của Biển Đông với diện tích khoảng 1 triệu km². Vùng biển Việt Nam bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

- Nước ta có hàng nghìn đảo lớn, nhỏ. Nước ta có nhiều quần đảo. Nhiều đảo và quần đảo đã trở thành huyện đảo. 

- Các đảo và quần đảo đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng nước ta.

NỘI DUNG II : TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM

Hoạt động 2.

+ Ở ven biển nước ta có tiềm năng rất lớn về năng lượng nào

+ Em hãy chứng minh vùng biển và các đảo, quần đảo nước ta có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng?

Video trình bày nội dung:

- Tài nguyên sinh vật biển: 

+ Tài nguyên sinh vật biển của nước ta phong phú và đa dạng, với nhiều hệ sinh thái biển, ven biển cùng một số loài quý hiếm, có giá trị cao.

+ Về thành phần loài, vùng biển nước ta có hàng nghìn loài cá, giáp xác, nhuyễn thể; hàng nghìn loài rong biển, chim biển; trên đảo có nhiều loài sinh vật quý hiểm được bảo tồn trong các vườn quốc.

+ Tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ và khí tự nhiên là tài nguyên quan trọng.

+ Năm 2021, nước ta đã xác định được 8 bể trầm tích dầu khí trên thềm lục địa và vùng biển của Việt Nam.

+ Ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của nước ta đã phát hiện tiềm năng lớn về băng cháy. Bên cạnh đó, vùng biển nước ta có nhiều sa khoáng với trữ lượng đáng kể 

- Tài nguyên du lịch: 

+ Vùng biển - đảo nước ta có nhiều điều kiện để phát triển du lịch với đường bờ biển dài, bãi biển rộng, nhiều vịnh biển có phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ. 

 Các đảo và quần đảo của nước ta có giá trị du lịch cao.

NỘI DUNG III : TÌNH HÌNH KHAI THÁC TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN BIỂN – ĐẢO VIỆT NAM

Hoạt động 3.

Em hãy trình bày tình hình khai thác tổng hợp tài nguyên biển, đảo ở nước ta?

Video trình bày nội dung:

1. Phát triển du lịch và dịch vụ biển

- Nước ta đang tập trung phát triển du lịch sinh thái; du lịch địa chất thám hiểm khoa học; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch thể thao biển;... 

- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch biển được đầu tư.

- Sản phẩm du lịch biển ngày càng đa dạng về loại hình và nâng cao về chất lượng. 

- Du lịch biển phát triển là động lực quan trọng để phát triển các ngành kinh tế khác, đảm bảo an sinh xã hội. 

2. Phát triển giao thông vận tải biển

- Nước ta đã xây dựng hệ thống cảng biển với nhiều quy mô và trải dài từ Bắc xuống Nam, đặc biệt là các cảng biển quốc tế, các cảng biển tại các huyện đảo.

- Một số cảng biển tiêu biểu như cảng Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Khánh Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu,... 

- Đội tàu biển được chú trọng đầu tư nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu vận tải nội địa và quốc tế. 

- Phát triển giao thông vận tải biển góp phần nâng cao vị thế ngành hàng hải nước ta, giải quyết việc làm, thúc đẩy các ngành như khai thác hải sản, du lịch biển,... phát triển.

3. Khai thác khoáng sản biển

- Nước ta tiếp tục đẩy mạnh công tác thăm dò và khai thác dầu khí trên thềm lục địa, công nghệ khai thác ngày càng được cải tiến giúp cho việc thu hồi khí hiệu quả hơn, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường biển. 

- Các nhà máy lọc, hóa dầu ở nước ta đi vào hoạt động, giúp nâng cao lợi ích kinh tế của công nghiệp dầu khí.

- Năm 2021, nước ta khai thác khoảng 9,1 triệu tấn dầu thô trong nước và 7,4 tỉ m³ khí tự nhiên. 

- Đối với nghề làm muối, nước ta phát triển theo hướng đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng, cơ giới hoá, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm gắn với xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm muối. 

4. Khai thác và nuôi trồng hải sản

- Nước ta ưu tiên phát triển nuôi trồng hải sản trên biển, kết hợp với khai thác hải sản xa bờ, hiện đại hoá đội tàu đánh bắt. 

- Năm 2021, nước ta khai thác 3,7 triệu tấn hải sản; sản lượng nuôi trồng đạt 372 nghìn tấn; Kiên Giang, Cà Mau là những tỉnh có sản lượng thuỷ sản cao nhất nước ta. 

- Nước ta đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu tài nguyên sinh vật biển đi đôi với bảo tồn nguồn lợi sinh vật, đặc biệt là các loài quý hiếm và có giá trị cao. 

- Ngành nuôi trồng và khai thác hải sản phát triển tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, góp phần phát triển du lịch biển, giao thông vận tải biển.

NỘI DUNG IV : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN VIỆT NAM

Hoạt động 3.

Em hãy giải thích tại sao cần phải bảo vệ môi trường biển, đảo ở nước ta?

Video trình bày nội dung:

- Thường xuyên điều tra, giám sát, đánh giá hiện trạng môi trường biển; tăng cường năng lực và chủ động kiểm soát, xử lý các vấn đề môi trường biển;

- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường biển;

- Hoàn thiện các công cụ, chế tài nhằm tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong kiểm soát và xử lí ô nhiễm môi trường biển.

NỘI DUNG V : Ý NGHĨA CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐÔNG

- Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở quá khứ, hiện tại và tương lai. 

- Các đảo và quần đảo trong Biển Đông có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng, vừa là hệ thống tiến tiêu bảo vệ đất liền vừa là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới.

Nội dung video Bài 37: “Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác