Video giảng địa lí 12 chân trời bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Video giảng Địa lí 12 chân trời bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 24: KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, dân số của trung du và miền núi Bắc Bộ
  • Khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với hai nước nào?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG I : KHÁI QUÁT

Hoạt động 1.

Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ gồm bao nhiêu tỉnh?

Video trình bày nội dung:

1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

- Gồm 14 tỉnh.

- Diện tích: khoảng 95,2 nghìn km². 

- Vùng tiếp giáp với các nước Trung Quốc, Lào; giáp Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; liền kề với Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 

2. Dân số

- Năm 2021, số dân của Trung du và miền núi Bắc Bộ là 12,9 triệu người, mật độ dân số khoảng 136 người/km². 

- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của vùng là 1,05%, cao hơn mức trung bình cả nước. Tỉ lệ dân thành thị khoảng 20,5%. 

- Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 45,4% số dân của vùng. Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc như Kinh, Tày, H'Mông, Thái, Mường, Nùng, Dao,…

NỘI DUNG II : KHAI THÁC CÁC THẾ MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Hoạt động 2.

Khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ bắt nguồn chủ yếu dựa vào yếu tố?

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh gì để phát triển thủy điện?

Video trình bày nội dung:

1. Thế mạnh và khai thác thế mạnh về khoáng sản

- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta, tập trung nhiều loại khoáng sản có ý nghĩa quan trọng thuộc các nhóm: năng lượng, kim loại, phi kim loại.

- Công nghiệp khai khoáng phát triển từ lâu đời, là thế mạnh nổi bật của vùng.

2. Thế mạnh và khai thác thế mạnh về thủy điện

- Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện thuận lợi để phát triển thuỷ điện. 

- Vùng có hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ Cùng và một số sông khác. 

- Các sông có độ dốc lớn, nhiều thác, ghềnh, tạo cho vùng có nguồn thuỷ năng lớn nhất nước ta.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển thuỷ điện từ những năm 60 của thế kỉ XX. 

- Nhằm cung cấp đủ nguồn điện năng phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của cả nước, vùng tiếp tục khai thác có hiệu quả thế mạnh về thuỷ điện. 

- Các nhà máy thuỷ điện công suất lớn cần được nâng cấp và đổi mới công nghệ. 

3. Thế mạnh và khai thác thế mạnh về cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới

- Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình chủ yếu là đồi núi. 

- Dân cư, lao động của vùng có nhiều kinh nghiệm trong canh tác và chế biến các sản phẩm cây công nghiệp, rau quả cận nhiệt và ôn đới. 

- Vùng có cơ sở hạ tầng, vật chất – kĩ thuật đang được nâng cấp; công nghệ trong canh tác và chế biến phát triển; thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ngày càng mở rộng.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, ứng dụng công nghệ cao; phát triển các vùng chuyên canh tập trung với quy mô thích hợp;... 

4. Thế mạnh và khai thác thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn

- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn:

+ Vùng có địa hình đồi núi, cao nguyên, nhiều đồng cỏ, khí hậu thích hợp

+ Trong những năm qua, nhiều đồng cỏ được cải tạo, trồng các giống cỏ năng suất cao.

- Năm 2021, vùng có số lượng đàn trâu chiếm 55%, đàn bò chiếm 19% cả nước. Vùng còn có số lượng đàn ngựa và dê nhiều nhất cả nước.

- Từ hình thức chăn thả tự nhiên, phân tán theo hộ gia đình, vùng đã hình thành một số mô hình chăn nuôi công nghiệp, điển hình là chăn nuôi bò sữa ở cao nguyên Mộc Châu.

Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển chăn nuôi gia súc lớn theo hướng hàng hoá kết hợp công tác quy hoạch, giống, thức ăn, kiểm soát dịch bệnh và môi trường.

Nội dung video Bài 24: “Khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác