Video giảng địa lí 12 chân trời bài 26: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng

Video giảng Địa lí 12 chân trời bài 26: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 26 : PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số ở đồng bằng sông Hồng
  • Thế mạnh và hạn chế đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội
  • Một số vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Hồng

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Đồng bằng sông Hồng có bao nhiêu tỉnh thành?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG I: KHÁI QUÁT

Hoạt động 1.

Em hãy phân tích vấn đề phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng?

Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có diện tích bao nhiêu?

Video trình bày nội dung:

1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

- Diện tích khoảng 21,3 nghìn km²

- Gồm 11 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương; trong đó có 7 tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 

- Đồng bằng sông Hồng có vùng biển rộng thuộc vịnh Bắc Bộ với hệ thống các đảo, quần đảo.

- Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học - công nghệ của cả nước. 

- Vùng có nhiều thành phố, trong đó có Hà Nội là Thủ đô. 

- Vùng tiếp giáp nước láng giềng Trung Quốc; giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. 

2. Dân số

- Năm 2021, Đồng bằng sông Hồng có khoảng 23,2 triệu người, mật độ dân số cao.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của vùng khoảng 1,07%.

- Thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh và các dân tộc thiểu số như Mường, Tày, Nùng, Dao,...

- Tỉ lệ dân thành thị khoảng 37,6%.

- Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 49,2% số dân của vùng.

NỘI DUNG II : THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Hoạt động 2.

Đồng bằng sông Hồng là vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng có những hạn chế nhất định. Thế mạnh và hạn chế của vùng như thế nào? Vấn đề phát triển công nghiệp, dịch vụ của vùng ra sao?

Video trình bày nội dung:

1. Thế mạnh

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình và đất: Vùng có địa hình tương đối bằng phẳng. Đất nông nghiệp chủ yếu là đất phù sa màu mỡ.

- Khí hậu: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, có sự phân hoá theo mùa 

- Nguồn nước: khá phong phú, bao gồm nước trên mặt; nước ngầm và nhiều nguồn nước nóng, nước khoáng.

- Rừng: đa dạng với tổng diện tích rừng gần 490 nghìn ha (năm 2021). 

- Biển, đảo: Đồng bằng sông Hồng có vùng biển rộng với nhiều bãi tôm, cá, có ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh; ven biển có nhiều bãi triều, đầm,... Tài nguyên du lịch biển, đảo của vùng phong phú.

- Khoáng sản: Vùng có các loại khoáng sản chủ yếu là than đá, than nâu với tiềm năng lớn phân bố ở một số tỉnh. Ngoài ra, còn có đá vôi, sét, cao lanh, khí tự nhiên,...

* Điều kiện kinh tế – xã hội

- Dân cư, lao động: Đồng bằng sông Hồng có số dân đông, nguồn lao động dồi dào. 

- Cơ sở hạ tầng và vật chất – kĩ thuật: đang được đầu tư và phát triển khá đồng bộ, hiện đại. 

- Chính sách: trong những năm qua, nhiều chính sách được ban hành 

2. Hạn chế

- Biến đổi khí hậu, thiên tai có những tác động đáng kể đến các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.

- Sức ép dân số lên kinh tế – xã hội – môi trường.

- So với tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, cơ sở hạ tầng của vùng đang quá tải; thị trường trong và ngoài nước còn nhiều biến động.

NỘI DUNG III : MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Hoạt động 3.

Em hãy phân tích vấn đề phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng?

Video trình bày nội dung:

1. Phát triển công nghiệp

- Công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP và luôn duy trì vai trò là trụ cột tăng trưởng kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng

- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỉ trọng lớn.

- Đồng bằng sông Hồng đi đầu trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo vào sản xuất công nghiệp. 

- Vùng đã thu hút nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư sản xuất công nghiệp theo hướng hiện đại, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và hiện đại hoá ngành công nghiệp.

- Vùng có nhiều trung tâm công nghiệp lớn, có số lượng khu công nghiệp đứng thứ 2 cả nước.

- Vùng cũng đã hình thành và phát triển khu công nghệ cao, thí điểm phát triển khu công nghiệp sinh thái.

2. Phát triển dịch vụ

- Dịch vụ là ngành có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế Đồng bằng sông Hồng, chiếm 42,1% GRDP của vùng (năm 2021). 

- Trong cơ cấu ngành dịch vụ, các ngành giao thông vận tải, thương mại, du lịch, tài chính – ngân hàng,... đang phát triển mạnh. 

- Ngoài ra, các ngành dịch vụ khác như bưu chính viễn thông, giáo dục và đào tạo, y tế,... cũng đang phát triển mạnh và được chú trọng đầu tư theo hướng hiện đại.

Nội dung video Bài 26: “Phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Hồng” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác