Video giảng địa lí 12 chân trời bài 3: Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên

Video giảng Địa lí 12 chân trời bài 3: Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 3. SỰ PHÂN HÓA ĐA DẠNG CỦA THIÊN NHIÊN

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Chứng minh được sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc – Nam, Đông – Tây, độ cao.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên của ba miền: Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. 

- Phân tích được ảnh hưởng của sự phân hóa đa dạng thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước. 

- Sử dụng được bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để chứng minh sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên nước ta. 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi bước vào bài học này, các em thảo luận và trả lời câu hỏi của cô.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1. Thiên nhiên phân hóa đa dạng 

Thiên nhiên phân quá theo chiều đông – tây thành các khu vực nào?

Video trình bày nội dung:

1. Phân hóa Bắc – Nam

Đặc điểm lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ tuyến và ảnh hưởng của gió mùa là nhân tố chủ yếu làm thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo chiều Bắc – Nam, cụ thể:

Phần lãnh thổ phía Bắc (từ khoảng vĩ tuyến 16°B trở ra Bắc)

+ Phần lãnh thổ phía Nam (từ khoảng vĩ tuyến 16°B trở vào Nam)

2. Phân hóa Đông – Tây

Tác động của gió mùa kết hợp với địa hình đã làm thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo chiều từ đông sang tây với 3 khu vực khá rõ rệt:

- Vùng biển và thềm lục địa.

- Vùng đồng bằng.

- Vùng đồi núi.

3. Phân hóa theo độ cao

- Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo độ cao, bao gồm 3 đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi.

Nội dung 2. Các miền địa lí tự nhiên

Em hãy chứng minh sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo chiều bắc – nam?

Video trình bày nội dung:

1. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

- Ranh giới phía tây - tây nam của miền dọc theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây nam của đồng bằng Bắc Bộ.

- Đặc điểm chung về địa hình của miền: Đồi núi thấp chiếm ưu thế; Núi có hướng vòng cung; Thung lũng sông lớn và đồng bằng châu thổ sông Hồng mở rộng; Địa hình ven biển khá đa dạng thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

- Khí hậu của miền có mùa đông lạnh sâu sắc.

- Sinh vật bao gồm nhiều loài có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới.

- Miền có nhiều khoáng sản.

2. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

- Giới hạn của miền từ ranh giới phía tây - tây nam của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ tới dãy núi Bạch Mã. 

- Đặc điểm chung về địa hình là:

+ Núi xen kẽ thung lũng theo hướng tây bắc – đông nam, lan ra sát biển, trong khi dồng bằng chủ yếu hẹp ngang.

+ Núi cao chiếm ưu thế ở Tây Bắc cùng với nhiều sơn nguyên, cao nguyên.

+ Núi trung bình phân bố ở Bắc Trung Bộ.

+ Miền có vùng biển rộng, địa hình ven biển có nhiều cồn cát, đầm, phá, bãi tắm đẹp, nhiều khu vực có thể xây dựng cảng biển. 

- Đảo và quần đảo có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế biển đảo và an ninh quốc phòng.

- Miền có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nhiều loại khoáng sản có trữ lượng khá lớn.

- Tài nguyên sinh vật phong phú.

3. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

- Miền có giới hạn từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam.

- Địa hình

+ Đa dạng, các khối núi cổ, cao nguyên badan ở Trường Sơn Nam.

+ Dải đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ nhỏ hẹp, bị chia cắt cho đến đồng bằng Nam Bộ bằng phẳng và rộng lớn với đồng bằng phù sa cổ Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.

+ Miền có vùng biển rộng lớn, địa hình bờ biển đa dạng với nhiều đoạn bờ biển bồi tụ xen kẽ bờ biển mài mòn, các vịnh biển sâu và nhiều đảo, quần đảo.

- Kiểu khí hậu đặc trưng của miền 

+ Là khí hậu cận xích đạo gió mùa 

+ Nhiệt độ trung bình năm cao

+ Biên độ nhiệt năm nhỏ

+ Trong năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. 

- Thiên nhiên của miền có sự đối lập giữa hai sườn Đông – Tây của dãy Trường Sơn Nam. 

- Tài nguyên sinh vật đặc trưng là kiểu rừng cận xích đạo gió mùa với các loài cây họ Dầu cùng nhiều loài thú lớn. 

- Miền còn có kiểu rừng rụng lá, nửa rụng lá đặc trưng cho Đông Nam Á; rừng ngập mặn với các loài trăn, rắn, cá sấu, chim, tôm, cá,...

- Một số loại tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị cao như bô-xít ở Trường Sơn Nam, dầu mỏ, khí tự nhiên ở thềm lục địa phía nam.

………..

Nội dung video Bài 3: Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác