Video giảng địa lí 12 chân trời bài 36: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm
Video giảng Địa lí 12 chân trời bài 36: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 36: PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Đặc điểm chung của các vùng kinh tế trọng điểm
- Các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Thực trạng phát triển của vùng?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG I : ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM Ở NƯỚC TA
Hoạt động 1.
Quá trình hình thành, các nguồn lực của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?
Trình bày quá trình hình thành Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
Video trình bày nội dung:
- Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Hội tụ được nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế, hệ thống đô thị hạt nhân, cơ sở đào tạo và nghiên cứu.
- Phát triển với nhịp độ nhanh và có đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước.
- Là địa bàn có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ; tập trung phần lớn các khu công nghiệp, các ngành công nghiệp chủ lực của cả nước.
NỘI DUNG II : CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM Ở NƯỚC TA
Hoạt động 2.
Câu 1: Trình bày nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
Câu 2: Em hãy phân tích đặc điểm chung của các vùng kinh tế trọng điểm?
Video trình bày nội dung:
1. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đóng góp ngày càng lớn vào GDP của cả nước.
- Ngành công nghiệp và xây dựng đóng vai trò chủ đạo, chiếm hơn 40% GDP toàn vùng.
- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, một số ngành có tỉ trọng lớn nhờ khai thác hiệu quả các thế mạnh.
- Hoạt động dịch vụ đa dạng.
2. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
- GRDP của vùng liên tục tăng và đóng góp khoảng 5% trong GDP cả nước (năm 2021).
- Trong cơ cấu ngành kinh tế, công nghiệp và xây dựng phát triển mạnh, chiếm khoảng 30% GRDP của vùng, chủ yếu từ đóng góp của nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
- Dịch vụ có vai trò quan trọng, đóng góp hơn 40% GDP của vùng (năm 2021).
- Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành thuỷ sản và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp.
3. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đóng góp hơn 33% GDP cả nước (năm 2021).
- Trong cơ cấu ngành kinh tế, công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng lớn, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp cao hơn mức trung bình của cả nước.
- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, có trình độ phát triển cao. Khoảng 1/2 số khu công nghiệp của cả nước phân bố tập trung trong vùng này.
- Vùng có hoạt động thương mại sôi động bậc nhất nước ta. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng liên tục tăng; trị giá xuất khẩu tăng nhanh chóng. Du lịch của vùng diễn ra sôi nổi, hoạt động giao thông vận tải có tốc độ tăng trưởng nhanh.
4. Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đóng góp khoảng 4% GDP cả nước (năm 2021).
- Trong cơ cấu ngành kinh tế, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản đứng thứ hai, công nghiệp và xây dựng đóng góp tỉ trọng nhỏ nhất.
- Trong cơ cấu ngành công nghiệp và xây dựng, nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ đạo, có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định.
- Đây là vùng sản xuất lúa lớn nhất cả nước. Trồng cây ăn quả là thế mạnh nổi bật với diện tích, sản lượng không ngừng gia tăng. Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản giữ vai trò quan trọng trong đời sống và nền kinh tế của vùng. Nguồn nguyên liệu dồi dào tạo tiền đề cho các hoạt động thương mại, giao thông vận tải, du lịch của vùng phát triển khá sôi động.
Nội dung video Bài 36: “Phát triển các vùng kinh tế trọng” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.