Video giảng Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều bài 9 Thức ăn chăn nuôi

Video giảng Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều bài 9 Thức ăn chăn nuôi. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 9: THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Giải thích được thành phần dinh dưỡng và vai trò của các nhóm thức ăn đối với vật nuôi.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Theo các em thức ăn chăn nuôi là gì? 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Khái niệm thức ăn chăn nuôi

Nội dung 1.

Ai có thể nêu một số ví dụ về thức ăn chăn nuôi cho cô và cả lớp nghe nào!

Video trình bày nội dung:

- Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.

Ví dụ về thức ăn chăn nuôi:

+ Ngũ cốc: lúa mì, ngô, lúa, mì, gạo,...

+ Rau quả: cà rốt, bắp cải, cà chua, bí đỏ, táo, đào,...

+ Chất béo: dầu thực vật, dầu cá, bơ, sáp ong,...

+ Thức ăn công nghiệp: bột ngũ cốc, bột thịt, bột xương, bột cá, bột đậu nành,...

2. Các nhóm thức ăn chăn nuôi

Nội dung 2.

Để hiểu rõ hơn về bài giảng, cô muốn các em cùng bạn bên cạnh mình thảo luận và thống nhất câu trả lời cho câu hỏi sau: 

Kể tên các nhóm thức ăn chăn nuôi chủ yếu.

Thức ăn giàu năng lượng và thức ăn giàu protein có đặc điểm gì? 

Thức ăn xanh bao gồm những loại nào? Giải thích thành phần dinh dưỡng trong thức ăn xanh.

Thức ăn ủ chua (ủ xanh) gồm những loại nào? Giải thích thành phần dinh dưỡng trong thức ăn thô.

 

Video trình bày nội dung:

- Có 4 nhóm thức ăn chăn nuôi chủ yếu: thức ăn tinh; thức ăn thô, xanh; thức ăn bổ sung và phụ gia; thức ăn hỗn hợp.

2.1. Thức ăn tinh

a) Thức ăn giàu năng lượng 

- Là các loại thức ăn có hàm lượng xơ thô dưới 18%, protein thô dưới 20%, gồm:

+ Nhóm carbohydrate: hạt ngũ cốc, phụ phẩm xay xát, các loại củ, rỉ mật,... 

+ Nhóm giàu lipid: hạt có dầu, dầu thực vật, mỡ động vật,... 

*Thức ăn giàu năng lượng phù hợp cho lợn và gia cầm, gia súc nhai lại.

b) Thức ăn giàu protein 

- Là các loại thức ăn có hàm lượng protein thô trên 20%, xơ thô dưới 18%.

- Thức ăn giàu protein gồm các loại:

+ Thức ăn protein động vật

+ Thức ăn protein thực vật

+ Thức ăn protein có nguồn gốc từ vi sinh vật

2.2. Thức ăn thô, xanh

a) Thức ăn xanh

- Bao gồm thân, lá của một số cây, cỏ trồng hoặc mọc tự nhiên, các loại rau xanh,... sử dụng ở dạng tươi.

- Thức ăn xanh chứa nhiều nước (80 90%), nhiều chất xơ, giàu vitamin (carotene, vitamin nhóm B,...); hàm lượng dinh dưỡng thấp; dễ tiêu hoá, có tính ngon miệng cao. 

b) Thức ăn ủ chua (ủ xanh)

- Bao gồm các loại thức ăn xanh, phụ phẩm của ngành trồng trọt đã được ủ kị khí (ủ chua). 

- Thức ăn ủ chua ít bị mất chất dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon, vật nuôi thích ăn, bảo quản được lâu. 

- Thức ăn xanh và thức ăn ủ chua cung cấp các chất dinh dưỡng (protein, lipid, tinh bột, xơ, khoáng, vitamin) và nước cho vật nuôi.

c) Thức ăn thô khô và xác vỏ

- Bao gồm các loại cỏ tự nhiên, cỏ trồng thu cắt và các loại phụ phẩm của cây trồng đem phơi, sấy khô.

- Thức ăn thô khô và xác vỏ thường giàu chất xơ, ít dinh dưỡng, mật độ năng lượng thấp, khi sử dụng cần chế biến, xử lý để tăng hiệu quả. 

=> Thức ăn thô, xanh được sử dụng cho nhiều loại vật nuôi như trâu, bò, lợn, gà,...

2.3. Thức ăn bổ sung và phụ gia

a) Thức ăn bổ sung

- Là các chất thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi, duy trì hoặc cải thiện đặc tính của thức ăn chăn nuôi, cải thiện sức khoẻ vật nuôi, đặc tính của sản phẩm chăn nuôi. 

- Thức ăn bổ sung với mục đích hỗ trợ tiêu hoá, phòng bệnh.

b) Phụ gia 

- Là các chất được bổ sung vào trong thức ăn nhằm mục đích cải thiện chất lượng sản phẩm, hỗ trợ bảo quản, duy trì chất lượng thức ăn.

2.4. Thức ăn hỗn hợp

- Thức ăn hỗn hợp là thức ăn được chế biến, phối hợp từ nhiều loại nguyên liệu theo những công thức đã được tính toán, nhằm đáp ứng nhu cầu của vật nuôi theo từng giai đoạn phát triển và mục đích sản xuất. 

a) Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 

- Là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn được phối chế, có đủ chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống và khả năng sản xuất của vật nuôi.

b) Thức ăn đậm đặc 

- Là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi và dùng để phối chế với nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. 

- Thức ăn đậm đặc cung cấp năng lượng, protein, khoáng, vitamin ở dạng đậm đặc, còn có thể bổ sung thêm kháng sinh và thuốc phòng bệnh.

……………………..

Nội dung video bài 9 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác