Video giảng Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều bài 14 Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gia cầm

Video giảng Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều bài 14 Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gia cầm. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 14: PHÒNG, TRỊ MỘT SỐ BỆNH PHỔ BIẾN Ở GIA CẦM (3 TIẾT)

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Mô tả được đặc điểm, nêu được nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gia cầm.
  • Vận dụng được kiến thức về phòng, trị bệnh cho gia cầm vào thực tiễn.
  • Đề xuất được biện pháp an toàn cho người, vật nuôi và môi trường.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài giảng, cô có câu hỏi sau muốn cả lớp trả lời. Cả lớp sẵn sàng chưa nào! Câu hỏi của cô là: Hãy kể tên một số bệnh ở gia cầm mà em biết.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Tìm hiểu về bệnh cúm gia cầm 

Theo các em, Căn cứ vào đâu để nhận biết được con vật mắc bệnh cúm gia cầm?

Video trình bày nội dung: 

+ Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày. Con vật sốt cao, mệt mỏi, ủ rũ, đi loạng choạng, quay cuồng, khó thở, chảy nước mắt, nước mũi. Sau từ 1 đến 3 ngày thì con vật chết do suy hô hấp và ngạt thở. Mào sưng tích nước, đỏ sẫm. Da chân có xuất huyết đỏ là biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh.

+ Khi mổ khám có thể thấy xuất huyết tràn lan ở phổi, tim, gan, lách, thận và đường tiêu hoá. Chẩn đoán bệnh căn cứ vào các biểu hiện đặc trưng của bệnh và kết quả xét nghiệm chuyên sâu xác định mầm bệnh.

Nội dung 2: Tìm hiểu về bệnh cầu trùng gà

Căn cứ vào đâu để nhận biết được gà mắc bệnh cầu trùng?

Video trình bày nội dung: 

+ Thời kì ủ bệnh kéo dài từ 4 đến 6 ngày. 

+ Bệnh có 3 thể là cấp tính, mạn tính và ẩn tính (mang trùng) tuỳ thuộc vào tuổi gà, loài và số lượng cầu trùng. 

+ Lúc đầu gà uống nhiều nước, tiêu chảy với phân chứa thức ăn không tiêu, sau đó vài ngày thì chuyển sang dạng sáp nâu, phân sống, lẫn máu và cuối cùng phân toàn máu. 

+ Con vật gầy rộc, thiếu máu, mào, da nhợt nhạt, xù lông, sẽ cánh, mắt nhắm nghiền, bỏ ăn, chết do mất máu và kiệt sức. 

+ Khi mổ khám có thể thấy xác gầy, ướt, thiếu máu; manh tràng và ruột non xuất huyết tràn lan và chứa nhiều máu.

……………………..

Nội dung video Bài 14 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác