Video giảng Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều bài 3 Phân loại vật nuôi

Video giảng Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều bài 3 Phân loại vật nuôi. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 3: PHÂN LOẠI VẬT NUÔI

Xin chào các em, cô rất vui khi được đồng hành cùng các em tìm hiểu bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

HS sẽ phân loại được vật nuôi theo nguồn gốc, đặc tính sinh vật học về mục đích sử dụng.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bước vào bài học, các em hãy nhìn hình và trả lời giúp cô câu hỏi sau:

BÀI 3: PHÂN LOẠI VẬT NUÔIXin chào các em, cô rất vui khi được đồng hành cùng các em tìm hiểu bài học ngày hôm nay!Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:HS sẽ phân loại được vật nuôi theo nguồn gốc, đặc tính sinh vật học về mục đích sử dụng.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNGTrước khi bước vào bài học, các em hãy nhìn hình và trả lời giúp cô câu hỏi sau:Nêu tên vật nuôi có ở trong tranh? Tại nhà em hoặc ở địa phương em đang nuôi những vật nuôi nào? Em có biết các vật nuôi đó được xếp vào những nhóm vật nuôi nào không? Những căn cứ để xếp vật nuôi vào những nhóm đó là gì?Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta cùng nhau bước vào bài học ngày hôm nay: Bài 3 – Phân loại vật nuôi.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nêu tên vật nuôi có ở trong tranh? Tại nhà em hoặc ở địa phương em đang nuôi những vật nuôi nào? Em có biết các vật nuôi đó được xếp vào những nhóm vật nuôi nào không? Những căn cứ để xếp vật nuôi vào những nhóm đó là gì?

Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta cùng nhau bước vào bài học ngày hôm nay: Bài 3 – Phân loại vật nuôi.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Khái niệm vật nuôi

Video trình bày nội dung:

- Khái niệm: Vật nuôi là bao gồm các loại gia súc, gia cầm và động vật khác.

- Điều kiện động vật được gọi là vật nuôi:

+ Có giá trị kinh tế nhất định, được con người nuôi dưỡng và có mục đích rõ ràng.

+ Trong phạm vi kiểm soát của con người.

+ Tập tính và hình thái có sự thay đổi so với khi còn là con vật hoang dã

*Ví dụ: Chó nuôi phân biệt được chủ và người lạ còn chó sói thì không.

Nội dung 2. Phân loại vật nuôi

Video trình bày nội dung:

Vật nuôi được phân loại căn cứ vào:

Nguồn gốc

Đặc tính sinh vật học

Mục đích sử dụng

2.1. Căn cứ vào nguồn gốc

2.1.1. Vật nuôi địa phương

- Vật nuôi địa phương là vật nuôi có nguồn gốc địa phương, được hình thành và phát triển trong điều kiện KT-XH, tự nhiên của địa phương.

- Đặc điểm:

+ Thích ứng cao với điều kiện sinh thái và tập quán chăn nuôi địa phương.

+ Khả năng đề kháng cao.

+ Tận dụng tốt nguồn thức ăn địa phương.

+ Chất lượng sản phẩm nuôi tốt nhưng năng suất thường thấp.

- Một số vật nuôi địa phương: Lợn Ỉ, gà Đông Tảo, vịt Bầu, gà H’Mông, lợn Mán…

2.1.2. Vật nuôi ngoại nhập

- Vật nuôi ngoại nhập là vật nuôi có nguồn gốc từ nước ngoài được du nhập vào Việt Nam.

- Đặc điểm:

+ Năng suất cao

+ Khả năng thích nghi với điều kiện địa phương kém.

- Một số vật nuôi ngoại nhập: Bò BBB, lợn Yorkshire, gà ISA Brown, dê Boer, gà Polymouth…

2.2. Căn cứ vào đặc tính sinh vật học

2.2.1. Dựa vào hình thái, ngoại hình: 

+ Động vật bốn chân, có lông mao (gia súc)

+ Động vật hai chân, có lông vũ (gia cầm)

+ Màu sắc của lông, màu sắc da, ngoại hình có u hay không có u, chân nhiều ngón...

2.2.2. Dựa vào đặc điểm sinh sản

+ Vật nuôi đẻ con

+ Vật nuôi đẻ trứng.

2.2.3. Dựa vào đặc điểm cấu tạo của dạ dày:

+ Vật nuôi dạ dày đơn

+ Vật nuôi dạ dày kép.

2.3. Căn cứ mục đích sử dụng

2.3.1. Vật nuôi chuyên dụng

- Những vật nuôi có năng suất cao về một loại sản phẩm nhất định.

- Ví dụ: gà ISA chuyên cho trứng, bò Holstein Friesian chuyên cho sữa, bò BBB chuyên cho thịt...

2.3.2. Vật nuôi kiêm dụng

- Những vật nuôi có thể sử dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm.

- Ví dụ: Vịt kiêm trứng thịt như vịt Bầu; gà kiêm trứng thịt như gà Lương Phượng...

...........

Nội dung video Bài 3 – Phân loại vật nuôi còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác