Video giảng Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối Bài 4: An toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm

Video giảng Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm kết nối Bài 4: An toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

CHƯƠNG II: TỔ CHỨC VÀ CHẾ BIẾN MÓN ĂN

BÀI 4: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

Xin chào các em, chúng ta lại có hẹn với nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

 

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Hiểu được vai trò của đảm bảo an toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến thực phẩm.

- Trình bày các biện pháp đảm bảo an toàn lao động đảm bảo an toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến thực phẩm.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, các em hãy quan sát hình ảnh về người lao động cô đang chiếu và cho biết: Trong hình ảnh trên, người lao động đang sử dụng những trang bị bảo hộ gì trong quá trình chế biến thực phẩm?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. An toàn lao động trong chế biến thực phẩm

Nội dung 1: Vai trò của đảm bảo an toàn lao động

Em hãy đọc nội dung mục I.1 trong SHS và cho biết:

  • An toàn lao động là gì?
  • Những công đoạn trong quá trình chế biến thực phẩm thường được diễn ra như thế nào?
  • Đảm bảo các nguyên tắc an toàn lao động giúp người lao động như thế nào?

Video trình bày nội dung:

– An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm đảm bảo không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.

Các công đoạn trong quá trình chế biến thực phẩm diễn ra dồn dập, liên tục với các dụng cụ, thiết bị dễ gây nguy hiểm như dao, kéo, thiết bị dùng điện... 

– Đảm bảo các nguyên tắc của an toàn lao động giúp giảm thiểu những nguy cơ như: 

+ Mất an toàn khi sử dụng các dụng cụ, thiết bị nhà bếp: bỏng lửa, bỏng nước, giật điện, đứt tay, cháy, no,...

+ Hư hỏng, thiệt hại về tài sản của cá nhân và doanh nghiệp.

→ Đảm bảo an toàn lao động giúp người lao động yên tâm, thuận lợi trong quá trình làm việc, nâng cao năng suất và chất lượng công việc.

Nội dung 2: Sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp

Các em hãy tìm hiểu nội dung mục I.2 và trả lời câu hỏi:

  • Các dụng cụ, thiết bị nhà bếp được phân loại như thế nào?
  • Trình bày những điều cần lưu ý khi sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp.

Video trình bày nội dung:

*Dựa theo chức năng trong quá trình sử dụng, có thể phân loại các dụng cụ, thiết bị nhà bếp như sau:

– Dụng cụ:

+ Dụng cụ cắt thái: dao, kéo,...

+ Dụng cụ nhào trộn: máy đánh trứng, máy xay,...

+ Dụng cụ đo lường: thìa, cần, ca nước,... 

+ Dụng cụ chế biến: nồi, xoong, chảo, bếp gas,...

+ Dụng cụ làm sạch: máy rửa bát, khăn lau,...

+ Dụng cụ bảo quản: tủ lạnh, giấy bọc thức ăn,...

+ Dụng cụ chứa đựng – bài trí: khay, lọ để gia vị, tủ, kệ,...

– Thiết bị:

+ Thiết bị dùng điện: nồi cơm điện, bếp từ, lò nướng, lò vi sóng, ...

+ Thiết bị dùng gas: bếp gas...

*Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp như nội dung Bảng 4.1 SGK.

Nội dung 3: An toàn lao động trong chế biến thực phẩm

Để hiểu hơn về an toàn lao động trong chế biến thực phẩm, các em hãy đọc nội dung mục I.3 và cho biết:

  • Để thuận lợi, hiệu quả, yên tâm hơn trong quá trình chế biến thực phẩm, nâng cao năng suất làm việc, người lao động cần phải đảm bảo điều gì?
  • Không gian bếp để đảm bảo an toàn lao động trong chế biến thực phẩm cần đáp ứng điều gì?
  • Yêu cầu về ổ điện, vật dụng trong như bếp như mặt bếp, bồn rửa để đảm bảo an toàn lao động trong chế biến thực phẩm cần đáp ứng điều gì?
  • Yêu cầu khi sử dụng các dụng cụ sắc nhọn trong nhà bếp là gì? 

Video trình bày nội dung:

- Yêu cầu đối với người chế biến thực phẩm

- Yêu cầu về bố trí bếp nấu

- Yêu cầu khi sử dụng vật dụng nhà bếp

II. An toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến thực phẩm

Nội dung 1: Vai trò của an toàn vệ sinh thực phẩm

Dựa vào nội dung mục II.1, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

  • Có cần thiết phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không?
  • Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có lợi ích gì?

Video trình bày nội dung:

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm giúp:

- Giữ tối đa các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

– Giảm nguy cơ mắc các bệnh lí do ngộ độc thực phẩm —> giảm gánh nặng lên hệ thống y tế quốc gia.

– Hạn chế nguy cơ suy giảm sức khoẻ giống nòi và chất lượng dân số.

– Tạo uy tín và thương hiệu cho ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm quốc gia —> tạo cơ hội xuất khẩu —> tạo nguồn lợi kinh tế.

Nội dung 2: An toàn vệ sinh thực phẩm

Em hãy đọc nội dung mục An toàn vệ sinh thực phẩm kết hợp với quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi:

  • An toàn vệ sinh thực phẩm là gì?
  • Có thể chia các tác nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm thành mấy nhóm?
  • Tác nhân sinh học bắt nguồn từ đâu?
  • Tác nhân hóa học bắt nguồn từ đâu?
  • Tác nhân vật lí bắt nguồn từ đâu?
  • Nêu một số trường hợp tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm

Video trình bày nội dung:

- An toàn vệ sinh thực phẩm là việc đảm bảo các điều kiện và biện pháp cần thiết để thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng (bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lí, hoá học, sinh học hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép; không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người).

– Có thể chia tác nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm thành 3 nhóm:

+ Tác nhân sinh học: một số vi khuẩn, virus, kí sinh trùng, vi nấm sinh độc tố,...

+ Tác nhân hóa học: tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi; chì, dioxins,...; chất độc trong thực phẩm solanine trong khoai tây mọc mầm,...

+ Tác nhân vật lí: dị vật như lông, móng tóc...; chất phóng xạ,

- Một số trường hợp tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm:

+ Thói quen ăn uống như ăn gỏi, rau sống. 

+ Sử dụng dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và thực phẩm chín cùng nhau.

+ Bốc thức ăn chín không sử dụng găng tay. 

+ Thịt được bày bán không có màn che, ruồi, muỗi, côn trùng bâu, đậu.

+ Ăn rau, củ, quả ngay sau khi được bón phân.

............

Nội dung video Bài 4 An toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác