Video giảng công nghệ 6 kết nối bài 11: Đèn điện

Video giảng công nghệ 6 kết nối bài 11: Đèn điện. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 11: ĐÈN ĐIỆN

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Cấu tạo cơ bản và nguyên lí hoạt động của đèn điện
  • Ưu, nhược điểm của một số loại bóng đèn thông dụng
  • Vai trò của các loại đèn điện trong đời sống con người và cách vận dụng chúng trong đời sống hằng ngày.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, em cùng các bạn hãy tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau:

+ Bóng đèn do ai phát minh ra?

+ Cảm nghĩ của em về tầm quan trọng của phát minh này?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG

Em hãy tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau đây:

Đọc nội dung mục I SGK và nêu vai trò của các loại đèn điện có trong Hình 11.1 SGK.

Video trình bày nội dung:

Đèn điện là đồ dùng điện để chiếu sáng. Ngoài ra, còn dùng để trang trí, sưởi ấm.

NỘI DUNG 2 : MỘT SỐ LOẠI BÓNG ĐÈN THÔNG DỤNG

Em hãy tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau đây:

Chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận để tìm hiểu về:

+ Cấu tạo cơ bản và nguyên lí hoạt động của mỗi loại bóng đèn.

+ Tìm ra bộ phận phát sáng, so sánh về thông số kĩ thuật của từng loại.

+ Ưu, nhược điểm của mỗi loại bóng đèn.

Nhóm 1: Tìm hiểu về bóng đèn sợi đốt

Nhóm 2: Bóng đèn huỳnh quang

Nhóm 3: Bóng đèn compact

Nhóm 4: Bóng đèn LED

Video trình bày nội dung:

1. Bóng đèn sợi đốt

- Bóng đèn sợi đốt có cấu tạo gồm có ba bộ phận chính: bóng thuỷ tinh, sợi đốt và đuôi đèn.

- Khi hoạt động, dòng điện chạy trong sợi đốt của bóng đèn làm cho sợi đốt nóng lên đến nhiệt độ rất cao và phát sáng.

- Thông số kĩ thuật của một số loại bóng đèn sợi đốt: 220V- 60W, 220V- 100W...

2. Bóng đèn huỳnh quang

- Bóng đèn huỳnh quang có cấu tạo gồm hai bộ phận chính: ống thuỷ tinh (có phủ lớp bột huỳnh quang) và hai điện cực.

- Khi hoạt động, sự phóng điện giữa hai cực của đèn tác dụng lên lớp bột huỳnh quang phủ bên trong ống làm phát ra ánh sáng.

3. Bóng đèn compact

- Bóng đèn compact là bóng đèn huỳnh quang có công suất nhỏ. Mỗi bóng được cấu tạo bởi những hình chữ U hoặc có dạng ông xoắn 

- Bóng đèn compact có nguyên lí làm việc giống bóng đèn huỳnh quang.

- Thông số kĩ thuật của một số loại bóng đèn compact 110V-8W, 220V-8W, 220V-15W...

- Bóng đèn compact có khả năng phát sáng cao, tuổi thọ cao, ánh sáng an toàn với mắt người sử dụng.

4. Bóng đèn LED 

- Cấu tạo bóng đèn LED búp gồm ba phần chính: vỏ bóng, bảng mạch LED, đuôi đèn.

- Khi hoạt động, bảng mạch LED phát ra ánh sáng và vỏ bóng giúp phân bố đều ánh sáng.

- Thông số kĩ thuật của một số loại bóng đèn huỳnh quang: 110V - 18W, 220V - 18W, 220V - 36W...

NỘI DUNG 3 : THỰC HÀNH

Em hãy tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau đây:

1. Chuẩn bị

- Dụng cụ, thiết bị: các loại bóng đèn

- Phiếu báo cáo

2. Nội dung và trình tự thực hành.

+ Nhận biết và phân loại các loại bóng đèn (có thể có 2 - 3 bóng đèn cùng một loại).

+ Quan sát, chỉ ra các các bộ phận chính của mỗi loại bóng đèn, nêu chức năng của chúng.

+ Đọc các thông số kĩ thuật của mỗi loại bóng đèn.

Video trình bày nội dung:

HS thực hành theo hướng dẫn.

Nội dung video Bài 11: “Đèn điện” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác