Video giảng Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều bài 8: Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng

Video giảng Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 8: Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 8: BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN RỪNG

Chào mừng các em học sinh đã đến với bài học hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kỹ năng như sau:

- Mô tả được một số biện pháp bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng phổ biến.

- Đề xuất được biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên rừng.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, cô mời các em xem video (1:40-6:08) về các biện pháp bảo vệ và khai thác rừng.

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi truyền bút: GV bật một đoạn nhạc, ấn dừng ngẫu nhiên. Trong khi nhạc phát, HS truyền bút cho nhau. Khi nhạc dừng, bút ở trong tay HS nào thì HS ấy sẽ trả lời câu hỏi về cách trồng và chăm sóc rừng trong video.

- GV nêu câu hỏi mở rộng: Nêu các biện pháp khai thác tài nguyên rừng đang được áp dụng ở nước ta. Theo em, để nâng cao hiệu quả bảo vệ tài nguyên rừng cần ưu tiên những giải pháp nào? Vì sao?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng

Nêu một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng phổ biến ở nước ta.

Video trình bày nội dung: 

Một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng phổ biến đang được áp dụng ở nước ta:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng cho người dân.

- Ngăn chặn các hành vi gây suy thoái rừng. Tăng cường lực lượng tuần tra, bảo vệ rừng nhằm ngăn chặn việc chặt phá rừng, mua bán và vận chuyển lâm sản trái phép; lấn chiếm đất rừng trái pháp luật. Kiểm soát hoạt động chăn, thả gia súc, vật nuôi tránh gây thiệt hại đến tài nguyên rừng. Phòng trừ sinh vật gây hại rừng.

- Chủ động thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Duy trì và củng cố hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên góp phần bảo tồn có hiệu quả các hệ sinh thái rừng, tài nguyên động, thực vật rừng.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến quản lí, bảo vệ và phát triển rừng nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, khả thi, dễ tiếp cận.

- Tăng cường trồng cây xanh, trồng rừng góp phần bảo vệ và phát triển rừng.

Nội dung 2: Tìm hiểu một số phương thức khai thác rừng phổ biến

Nêu biện pháp để phục hồi lại rừng sau khai thác trắng. Nơi có rừng phòng hộ có được áp dụng phương thức khai thác trắng không? Tại sao?

Video trình bày nội dung: 

 Để phục hồi lại rừng sau khi khai thác trắng thì cần trồng lại rừng (phương thức tái sinh nhân tạo).

 Nơi có rừng phòng hộ không được áp dụng phương thức khai thác trắng vì: rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai,… Rừng phòng hộ đầu nguồn thường phân bố ở nơi có địa hình đồi, núi và độ dốc từ 15 độ trở lên. Do đó, những khu vực đất đồi, núi và có độ dốc cao mà không có thảm thực vật che phủ (đất rừng bị phơi trống hoàn toàn sau khi khai thác trắng), lượng mưa lớn rất dễ gây xói mòn và làm thoái hóa đất, lũ quét, sạt lở đất,…

……..

Nội dung video bài 8: Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác