Video giảng Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều bài 12: Quản lí môi trường nuôi thuỷ sản

Video giảng Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 12: Quản lí môi trường nuôi thuỷ sản. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 12: QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN

Chào mừng các em học sinh đã đến với bài học hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kỹ năng như sau:

- Mô tả được các biện pháp quản lí môi trường nuôi thủy sản.

- Có ý thức vận dụng kiến thức về quản lí môi trường thủy sản vào thực tiễn.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, cô mời các em quan sát hình ảnh sau:

BÀI 12: QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN

- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức thực tế, trả lời câu hỏi: Người nuôi cần phải làm gì để đảm bảo chất lượng môi trường nước trong quá trình nuôi thủy sản?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Vai trò của việc quản lí môi trường nuôi thủy sản

Em hãy nêu vai trò của việc quản lí môi trường nuôi thủy sản.

Video trình bày nội dung: 

- Vai trò của quản lí môi trường nuôi thủy sản:

+ Lựa chọn được nguồn nước có chất lượng tốt cho hệ thống nuôi giúp giảm được sự xâm nhập của chất độc và chất ô nhiễm vào hệ thống nuôi.

+ Đảm bảo được các thông số môi trường nuôi trong khoảng phù hợp cho từng đối tượng nuôi, đưa ra các biện pháp xử lí kịp thời khi chất lượng nước suy giảm, giúp vật nuôi sinh trưởng tốt và duy trì tỉ lệ sống cao trong suốt quá trình nuôi.

+ Giảm thiểu tác động của nước thải và chất thải từ hệ thống nuôi lên môi trường tự nhiên.

Nội dung 2: Tìm hiểu biện pháp quản lí nguồn nước trước khi nuôi

Nguồn nước cấp cho ao nuôi thủy sản cần phải đảm bảo những yêu cầu nào?

Video trình bày nội dung: 

a) Nguồn cấp nước cho ao nuôi

- Để đảm bảo chất lượng môi trường trong quá trình nuôi, nguồn nước cấp phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Nguồn nước cấp cho ao nuôi phải chủ động.

+ Nguồn nước cấp cho ao nuôi phải đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của môi trường nuôi thủy sản.

b) Dự trữ nguồn nước

Ao chứa nước trong trại nuôi thủy sản có một số đặc điểm cơ bản sau:

- Diện tích tối thiểu bằng 10% tổng diện tích ao nuôi để đảm bảo nhu cầu cấp, thay nước cho các ao nuôi khi có nhu cầu.

- Cao trình đáy ao chứa cao hơn cao trình đáy ao nuôi giúp nước tự chảy vào ao nuôi mà không cần sử dụng bơm nước.

- Đường cấp nước vào ao nuôi tách biệt khỏi đường nước thải từ ao nuôi ra ngoài để tránh lây lan mầm bệnh và chất ô nhiễm giữa các ao nuôi.

Nội dung 3: Các biện pháp quản lí nguồn nước trong khi nuôi

Đọc thông tin trong bài và trả lời các câu hỏi sau: 

Câu 1: Tìm hiểu biện pháp quản lí các yếu tố thủy lí (các phương pháp quản lí độ trong, màu và nhiệt độ nước cho hệ thống nuôi).

Câu 2: Tìm hiểu biện pháp quản lí các yếu tố thủy hóa (biện pháp tăng cường oxygen cho hệ thống nuôi thủy sản; thời điểm cần chú ý tăng cường cung cấp oxygen cho ao nuôi thủy sản; biện pháp điều chỉnh pH cho môi trường nuôi thủy sản; quản lí chất hữu cơ và khí độc trong ao; quản lí độ mặn cho ao nuôi,…).

Câu 3: Tìm hiểu biện pháp quản lí các yếu tố thủy sinh.

Video trình bày nội dung: 

Câu 1:  Quản lí các yếu tố thủy lí

- Quản lí độ trong và màu nước: 

Khi màu nước ao quá đậm, độ trong quá thấp, cần:

+ Tiến hành siphon loại bỏ phân thải, thức ăn thừa ra khỏi ao nuôi; 

+ Thay nước từ 10% đến 20% hằng ngày; 

+ Sử dụng chế phẩm sinh học;

+ Sử dụng hóa chất như BKC, CuSO4 để diệt tảo trong ao;

+ Dùng lưới đen che bớt bề mặt hệ thống nuôi.

+ Trong trường hợp ao nuôi bị đục do phù sa, cần thực hiện các biện pháp gây kết tủa vón tăng cường hấp thụ chất lơ lửng.

Khi nước ao nhạt màu, độ trong quá cao cần thúc đẩy tảo phát triển.

- Quản lí nhiệt độ: 

+ Duy trì mực nước ao nuôi phù hợp;

+ Sử dụng lưới che nắng cho ao nuôi vào những ngày trời nắng gắt;

+ Chạy sục khí, quạt nước;

+ Sử dụng hạt chắn gió vào ngày trời rét.

Câu 2:  Quản lí các yếu tố thủy hóa

- Quản lí hàm lượng oxygen hòa tan:

+ Quản lí tốt mật độ tảo trong ao thông qua quản lí độ trong và màu nước ở mức phù hợp.

+ Sử dụng sục khí, quạt nước.

+ Sử dụng hóa chất tăng oxygen.

- Quản lí pH:

Khi pH thấp, cần: 

+ Sử dụng nước vôi trong hoặc soda để trung hòa H+ trong nước.

+ Tăng cường độ sục khí.

+ Quản lí tốt độ trong và mật độ tảo.

Khi pH quá cao: Có thể sử dụng hóa chất có tính acid như citric acid, phèn nhôm,… với lượng phù hợp để giảm pH.

- Quản lí chất hữu cơ và khí độc:

+ Nuôi với mật độ phù hợp.

+ Sử dụng các loại thức ăn có kích cỡ phù hợp với từng giai đoạn độ tuổi của động vật thủy sản, thức ăn có độ kết dính tốt.

+ Quản lí chặt chẽ lượng thức ăn đưa vào hệ thống nuôi, chia nhỏ lượng thức ăn, cho ăn vừa đủ.

+ Định kì siphon kết hợp thay nước.

+ Sử dụng chế phẩm vi sinh.

- Quản lí độ mặn:

+ Khi độ mặn quá cao: Thay nước hoặc bổ sung nước ngọt.

+ Độ mặn giảm: Tháo bớt nước trên tầng mặt.

Câu 3:  Quản lí các yếu tố thủy sinh

- Quản lí gián tiếp thông qua quản lí độ trong, màu nước và chất thải hữu cơ trong nước.

Nội dung 4: Biện pháp quản lí môi trường ao nuôi thủy sản

Nước thải sau nuôi cần được quản lí như thế nào?

Video trình bày nội dung: 

- Nước thải ra sau khi nuôi cần được thu gom để xử lí, không thải trực tiếp ra môi trường ngoài để tránh lây lan mầm bệnh và ô nhiễm môi trường tự nhiên.

- Nước thải từ các ao nuôi thường được thu gom và dẫn về các ao, mương lắng thải trong trại nuôi để xử lí trước khi thải ra ngoài hoặc tái sử dụng cho vụ nuôi sau.

……..

Nội dung video bài 12: Quản lí môi trường nuôi thuỷ sản còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

 

Xem video các bài khác