Slide bài giảng tin học 3 cánh diều bài 3: Xử lí thông tin
Slide điện tử bài 3: Xử lí thông tin. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Tin học 3 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 3: XỬ LÍ THÔNG TIN
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV đặt câu hỏi: Theo em, máy tính có tiếp nhận thông tin để điều khiển hoạt động hay không?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:
- Bộ não con người xử lí thông tin
- Thiết bị số thông minh xử lí thông tin
- Luyện tập
- Vận dụng
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Bộ não con người xử lí thông tin
- GV yêu cầu HS đọc 3 tình huống trong SGK trang 21 và trả lời câu hỏi:
+ Hãy chỉ ra giác quan thu nhận thông tin?
+ Hãy chỉ ra nơi thông tin được xử lí?
+ Hãy nêu kết quả của việc xử lí thông tin?
Nội dung ghi nhớ:
- Tình huống 1:
+ Thông tin "có chú chó nhỏ chạy tới" được tiếp nhận bởi mắt.
+ Đây là thông tin được bộ não (của chị Diệu Trinh) xử lí.
+ Kết quả xử lí là hành động "dừng xe để tránh va vào chú chó".
- Tình huống 2:
+ Thông tin mà bộ não em xử lí là "cần tính nhẩm nhanh phép cộng 115 và 235".
+ Thông tin này do tai em tiếp nhận qua lời nói của cô giáo.
+ Kết quả xử lí của bộ não em là kết quả của phép cộng mà em đã viết trên bảng (số 350).
- Tình huống 3:
+ Thông tin mà bộ não em xử lí là những thông tin giới thiệu về robot cô Tấm trên ti vi.
+ Những thông tin này em tiếp nhận qua mắt và tai.
+ Kết quả xử lí thông tin đó là suy nghĩ nảy ra trong đầu em "sau này lớn lên em sẽ thiết kế robot cho bệnh viện".
Hoạt động 2: Thiết bị số thông minh xử lí thông tin
+ Chỉ ra thông tin mà máy tính đã tiếp nhận để xử lí?
+ Hãy nêu kết quả xử lí thông tin của máy tính?
Nội dung ghi nhớ:
- Tình huống 1: Máy tính nhận thông tin vào khi gõ giá trị các số hạng và dấu các phép toán, sau đó máy tính xử lí thông tin thu nhận được bằng cách thực hiện nhanh các phép tính và hiện kết quả trên màn hình.
- Tình huống 2: Phụ thuộc thông tin thu nhận được (cầm dọc, xoay, cầm ngang điện thoại), chiếc điện thoại thông minh xoay bức ảnh theo để người cầm điện thoại vẫn nhìn được theo đúng chiều nhìn. Điều này thể hiện, máy tính và các thiết bị số thông minh cũng có khả năng tương tự như bộ não con người là biết xử lí thông tin để có kết quả mong đợi tương ứng.
=> Con người chế tạo ra máy tính, các thiết bị số thông minh có khả năng xử lí thông tin vào và cho ra kết quả như bộ não con người nhưng nhanh hơn, chính xác hơn.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Trong tình huống 2: Cô giáo yêu cầu cả lớp tính nhẩm: 115 + 235. Em đã tính được tổng bằng 350. Kết quả của việc xử lý thông tin là gì?
- Cả lớp tính nhẩm
- Phép tính 115 + 235
- Em tính tổng
- Em tính được tổng bằng 350
Câu 2: Trong tình huống 3: bạn Khuê xem ti vi, thấy robot cô Tấm tiếp đón bệnh nhận. Khuê thích robot lắm và mơ ước sau này sẽ thiết kế robot cho các bệnh viện. Giác quan nào thu nhận thông tin?
- Chân tay
- Đôi tai
- Đôi mắt
- Bộ não
Câu 3: Trong tình huống 3: bạn Khuê xem ti vi, thấy robot cô Tấm tiếp đón bệnh nhận. Khuê thích robot lắm và mơ ước sau này sẽ thiết kế robot cho các bệnh viện. Thông tin được xử lý ở đâu?
- Chân tay
- Đôi tai
- Đôi mắt
- Bộ não
Câu 4: Trong tình huống 3: bạn Khuê xem ti vi, thấy robot cô Tấm tiếp đón bệnh nhận. Khuê thích robot lắm và mơ ước sau này sẽ thiết kế robot cho các bệnh viện. Kết quả của việc xử lý thông tin là gì?
- Bạn Khuê xem tivi
- Bạn Khuê thấy robot
- Khuê thích robot
- Khuê thích robot và mơ ước sau này sẽ thiết kế robot cho các bệnh viện
Câu 5: Đâu là thông tin bộ não tiếp nhận trong tình huống sau: "Bố vừa kể cho Minh nghe một câu chuyện hay. Minh nghĩ là sẽ kể lại cho An và Khoa"
- Bố vừa kể cho Minh một câu chuyện
- Không có thông tin
- Bố vừa kể cho Minh nghe một câu chuyện hay
- Minh nghĩ là sẽ kể lại cho An và Khoa
Nội dung ghi nhớ:
Câu 1: D
Câu 2: C
Câu 3: D
Câu 4: D
Câu 5: C
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV nêu yêu cầu bài tập: Hãy mô tả một tình huông máy tính đã xử lí thông tin. Máy tính tiếp nhận thông tin gì và đâu là kết quả xử lí thông tin của máy tính?