Slide bài giảng Ngữ văn 6 Cánh diều bài: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II trang 112

Slide điện tử bài: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II trang 112. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Ngữ văn 6 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II

NỘI DUNG ÔN TẬP

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu 1: Thống kể tên các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 6, tập hai.

Bài soạn rút gọn:

Thể loại

Tên

Truyện

Bài học đường đời đầu tiên

Ông lão đánh cá và con cá bàng

Cô bé bán diêm

Thơ

Đêm nay Bác không ngủ

Lượm

Gấu con chân vòng kiềng

Văn nghị luận

Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?

Khan hiếm nước ngọt

Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?

Truyện

Bức tranh của em gái tôi

Điều không tính trước

Chích bông ơi!

Văn bản thông tin

Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng

Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?

Những phát minh " tình cờ và bất ngờ"

Câu 2: Nêu nội dung chính của các bài đọc hiểu trong sách Ngữ văn 6 tập hai theo mẫu sau:

VD: Lượm (Tố Hữu): Hình ảnh hỗn nhiên, dũng cảm của chú bé liên lạc và tình cảm sâu nặng của nhà thơ với chú bé.

Bài soạn rút gọn:

- Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài):bài học đầu tiên của Dế Mèn khi gián tiếp hại chết Dế Choắt: ở đời không nên hung hăng, bậy bạ, nghịch ranh, ích kỷ để mang tai họa đến cho người khác và cho cả chính mình. 

- Ông lão đánh cá và con cá vàng (Pu-skin):ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc như mụ vợ từ đó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một xã hội công bằng: kể xấu xa, tham lam, bội bạc cuối cùng sẽ bị trừng trị.

- Cô bé bán diêm (An-dec-xen): số phận của cô bé thương, vạch trần xã hội lạnh lùng vô cảm, thể hiện tấm lòng nhân đạo, giàu tình yêu thương của nhà văn An-đéc-xen với những con người nhỏ bé, nghèo khổ bất hạnh đặc biệt là trẻ em trong xã hội lúc bấy giờ

Câu 3: Nêu những điều cần chú ý về cách đọc truyện (truyện đồng thoại, truyện của An-đéc-xen và Pu-skin, truyện ngắn); thơ có yếu tổ tự sự, miêu tả; văn bản nghị luận và văn bản thông tin.

VD: Văn bản nghị luận:

- Xác định và đánh giá được ý kiến. Lí lẽ và bằng chứng nêu trong văn bản.

- …

Bài soạn rút gọn:

- Lưu ý khi đọc đối với

+ Truyện: Chú ý các yếu tố thuộc về nội dung của truyện : cốt truyện, nhân vật, tình tiết; các yếu tố thuộc về hình thức của truyện: điểm nhìn trần thuật, giọng điệu, ngôn ngữ

+ Văn bản thông tin: Xác định và nắm được những thông tin văn bản muốn thông báo. 

Câu 4: Thống kê các văn bản văn học (truyện, thơ) đã học ở hai tập sách Ngữ văn 6: từ đó, nhận xét sự khác biệt về đặc điểm hình thức của mỗi thể loại ở hai tập sách

(Gợi ý: Sự khác biệt về đặc điểm hình thức của thơ là tập một tập trung vào thơ lục bát, tập hai tập trung vào thơ có yếu tô tự sự, miêu tả).

Bài soạn rút gọn:

Truyện

Thơ

Bài học đường đời đầu tiên

Ông lão đánh cá và con cá bàng

Cô bé bán diêm

Bức tranh của em gái tôi

Điều không tính trước

Chích bông ơi!

Thánh Gióng

Thạch Sanh

Sự tích Hồ Gươm

Đêm nay Bác không ngủ

Lượm

Gấu con chân vòng kiềng

À ơi tay mẹ

Về thăm mẹ

ca dao Việt Nam

- Sự khác biệt về đặc điểm hình thức của thơ là tập một tập trung vào thơ lục bát, tập hai tập trung vào thơ có yếu tô tự sự, miêu tả).

- Sự khác nhau về đặc điểm hình thức tập một tập trung vào truyền thuyết còn tập hay là vào các tác phẩm đoạn trích truyện ngắn

Câu 5: Thống kê các văn bản nghị luận và văn bản thông tin đã học ở hai tập sách Ngữ văn 6, từ đó, nhận xét sự khác biệt về nội dung đề tài của mỗi loại văn bản ở hai tập sách

 (Gợi ý: Sự khác biệt về nội dung để tài của văn bản nghị luận là ở Ngữ văn 6, tập một học về nghị luận văn học, Ngữ văn 6, tập hai học về nghị luận xã hội

Bài soạn rút gọn:

Văn bản nghị luậnVăn bản thông tin

Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?

Khan hiếm nước ngọt

Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?

Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ

Vẻ đẹp của một bài ca dao

Thánh Gióng- tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

 Hồ Chí Minh và " Tuyên ngôn Độc lập"

" Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ"

giờ Trái Đất

Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng

Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?

Những phát minh " tình cờ và bất ngờ"

 

Sự khác biệt về nội dung để tài của văn bản nghị luận là ở Ngữ văn 6:

Tập một học về nghị luận văn học, Ngữ văn 6, tập hai học về nghị luận xã hội

ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II

NỘI DUNG ÔN TẬP

VIẾT

Câu 6: Thống kê tên các kiêu văn bản đã được luyện viết trong sách Ngữ văn 6. tập hai.

Bài soạn rút gọn:

- Văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm.

- Văn bản nghị luận xã hội

Câu 7: Nêu và chỉ ra mối quan hệ giữa các nội dung đọc hiểu và yêu câu viết trong các bài ở sách Ngữ văn 6, tập hai.

Bài soạn rút gọn:

Cần phải đọc hiểu nội dung, nắm được đối tượng mà văn bản muốn hướng đến thì chúng ta mới xác định và biết cách làm thế nào để bắt đầu viết một bài phân tích hay chứng minh, kể chuyện ở văn 6 tập, xác định được phương thức, cách thức làm bài

Câu 8: Chỉ ra ý nghĩa và tác dụng của việc tạo lập một văn bản có minh hoạ hình ảnh, bảng biểu, đồ thị,... (văn bản đa phương thức).

Bài soạn rút gọn:

Ý nghĩa:

- Tạo điều kiện để học sinh động não, sáng tạo, từ đó kích thích sự khám phá kiến thức của học sinh.

- Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh

- Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não Thông thường chúng ta ghi chép thông tin bằng các hình 

NÓI VÀ NGHE

Câu 9: Nêu các yêu cầu rèn luyện kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 6, tập hai.

Các yêu cầu này có mối quan hệ thế nào với yêu câu đọc và viết?

Bài soạn rút gọn:

Kĩ năngNội dung
Nói

Kể lại được câu chuyện mà mình muốn kể

Biết cách ngắt ngừng, nhấn mạnh vào trọng tâm câu chuyện

Câu chuyện nói phải được miêu tả rõ ràng mạch lạc, nêu ra được vấn đề thảo luận

Nghe

Nắm được nội dung trình bày của người khác

Có thái độ và kĩ năng nghe phù hợp

 

TIẾNG VIỆT

Câu 10: Các nội dung tiếng Việt được học trong sách Ngữ văn 6, tập hai là những nội dung nào?

Bài soạn rút gọn:

Các nội dung tiếng Việt được học trong sách Ngữ văn 6, tập hai là

+  Từ láy, từ ghép

+ Cụm từ (cụm danh từ, cụm tính từ,...)

+ Thành ngữ

+ Hoán dụ

+ Mở rộng chủ ngữ

+ Từ Hán Việt

+ Trạng ngữ

+ Dấu ngoặc kép

+ Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu

ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II

TỰ ĐÁNH GIÁ 

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Phương án nào nêu đúng thông tin về đoạn trích?

A. Là truyện các nhà văn viết cho thiếu nhi

B. Là truyện lấy loài vật làm nhân vật và miêu tả chúng như con người

C. Là truyện ngắn hiện đại viết sau Cách mạng tháng Tám 1945

D. Là truyện do nhà văn Tô Hoài viết sau năm 1945

Bài soạn rút gọn:

Đáp án B

Câu 2: Trong đoạn trích, người kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ ba

B. Ngôi thứ nhất

C. Ngôi thứ nhất số nhiều

D. Ngôi thứ hai

Bài soạn rút gọn:

Đáp án B

Câu 3: Phương án nào nêu đúng chi tiết giúp người đọc nhận ra loài dế?

A. Luôn sống độc lập từ khi còn bé

B. Thích ở một mình nơi thoáng đãng, mát mẻ

C. Sống trong hang đất ở bờ ruộng; ăn cỏ non

D. Đẻ xong là bố mẹ cho con cái ra ở riêng

Bài soạn rút gọn:

Đáp án C

Câu 4: Trạng ngữ “Tới hôm thứ ba” trong câu “Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tếnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau.” trả lời cho câu hỏi nào?

A. Ở đâu?

B. Để làm gì?

C. Khi nào?

D. Như thế nào?

Bài soạn rút gọn:

Đáp án C

Câu 5: Câu nào tóm tắt đúng ý chính của đoạn trích?

A. Nhân vật “tôi” kể về những anh em họ hàng nhà mình.

B. Nhân vật “tôi” kể về hoàn cảnh gia đình mình khi mới sinh ra.

C. Nhân vật “tôi” kể về việc cha mẹ cho ra ở riêng.

D. Nhân vật “tôi” kể về cái hang và thức ăn của mình.

Bài soạn rút gọn:

Đáp án C

Câu 6: Phương án nào nêu đúng tính cách của nhân vật “tôi” trong đoạn trích?

A. Thích sống độc lập 

B. Thích ỷ lại

C. Thích được mẹ chăm sóc 

D. Thích vỗ đôi cánh nhỏ

Bài soạn rút gọn:

Đáp án A

Câu 7: Phương án nào trả lời được câu hỏi vì sao đoạn trích trên là văn bản nghị luận?

A. Nêu lên các lí do nhằm thuyết phục mọi người bảo vệ động vật hoang dã

B. Nêu lên các ví dụ về sự quý hiếm của các loài động vật hoang dã

C. Nêu lên và miêu tả cụ thể các loài động vật hoang dã

D. Nêu lên ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ động vật hoang dã

Bài soạn rút gọn:

Đáp án A

Câu 8: Câu nào sau đây có chủ ngữ được mở rộng?

A. Đó là các sản phẩm tuyệt vời của tự nhiên.

B. Chúng góp phần làm cho cuộc sống trở nên phong phú hơn.

C. Đứa con yêu mến của bạn tô màu trên bức tranh loài tê giác.

D. Tự nhiên vốn có các quy luật tồn tại và vận hành.

Bài soạn rút gọn:

Đáp án C

Câu 9: Đoạn trích trên nêu lên mấy lí do cần bảo vệ động vật hoang dã?

A. 1

B.2

C.3

D.4

Bài soạn rút gọn:

Đáp án B

Câu 10: Liệt kê các lí do mà em đã xác định (ở câu 9), mỗi lí do trình bày trong một câu văn ngắn gọn.

Bài soạn rút gọn:

Hai lí do đó là:

- Một là các loài động vật là các sản phẩm tuyệt vời của tự nhiên giúp cho cuộc suống thêm phong phú. 

- Hai là bảo tồn các loài động vật quý hiểm để duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái

II. VIẾT

Câu hỏi: Chọn một trong hai đề sau và viết thành bài văn ngắn (khoảng 2 trang):

Đề 1: Giới thiệu một nhân vật có tấm lòng nhân hậu trong các văn bản truyện đã học ở sách ngữ văn 6, tập 2 và nêu lí do em thích nhân vật này

Đề 2: Có ý kiến cho rằng việc nuôi chó mèo trong nhà không những không có tác dụng gì mà còn rất mất vệ sinh. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của em và nêu ra những lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy

Gợi ý:

Trong sách văn 6 tập 2, nói về nhân hậu em lại không kìm được mà nhớ tới hình ảnh chú bé Lượm nhỏ nhắn xinh xắn trên cánh đồng lúa chín vàng. Vì lý tưởng chiến đấu để bảo vệ đất nước, Lượm đã vượt qua hết những làn bom, bão đạn để góp sức của mình cho công cuộc cứu nước của toàn dân.

Lượm là câu bé nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, linh hoạt và rất lạc quan. Những câu thơ đầu hiện lên với một chú bé tinh nghịch, đáng yêu đang tung tăng trên cả đoạn đường dài:

“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh”

Nét hồn nhiên, vui tươi được tác giả Tố Hữu khắc họa vô cùng chân thực đúng như chính con người, độ tuổi của Lượm.ậu có dáng vẻ nhỏ bé, nhanh nhẹn “chú bé loắt choắt”, sự nhanh nhẹn còn thể hiện trong hành động của đôi chân, lúc nào cũng thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh. Ở độ tuổi của mình, chú bé toát lên vẻ ngây thơ, hồn nhiên, nghịch ngợm, thể hiện trong chiếc ca lô đội lệch, miệng huýt sáo. Và trong cảm nhận, cậu bé như một con chim nhỏ nhảy trên những cánh đồng vàng:

“Ca-lô đội lệch,

Mồm huýt sáo vang,

Như con chim chích,

Nhảy trên đường vàng…”

“Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao

Vụt qua mặt trận,
Đạn bay vèo vèo
Thư đề “Thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo”

Dưới sự truy đuổi của kẻ thù, cậu bé vẫn không quản ngại khó khăn, nguy hiểm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Với sự gan dạ dó cậu vô tình trúng đạn, cái chết vô cùng nghiệt ngã giữa một cánh đồng:

“Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng”

Cái chết của cậu bé được tác giả miêu tả giữa cánh đồng thơm mùi hoa sữa. Một cậu bé ở độ tuổi còn biết nô đùa chạy nhảy mà giờ đã ra đi mãi mãi. Cậu bé nằm giữa đồng bàn tay vẫn nắm lấy từng bông lúa như thể hiện tình yêu quê hương, đất nước mãi không tách rời. Tâm hồn cậu hòa lẫn vào thiên nhiên, sự ra đi thanh thản của cậu là tiếng thơm cho đời - tâm hồn trong sáng.

“Lượm ơi, còn không?”

Câu thơ là sự luyến tiếc, đau buồn của thời gian dành hết tình yêu thương cho cậu bé. Hình ảnh còn mãi với lòng người - một cậu bé nhanh nhẹn, cống hiến tuổi trẻ cho cách mạng dân tộc Việt Nam.

Lượm - hình ảnh khắc mãi trong tâm trí mỗi người dân tộc Việt Nam. Dù tuổi còn rất nhỏ, nhưng cậu bé thật gan dạ, kiên cường. Đó là một tấm gương sáng để lại tiếng thơm cho đời mãi mãi ngợi ca.