Slide bài giảng Ngữ văn 6 Cánh diều bài 2: Thực hành tiếng việt
Slide điện tử bài 2: Thực hành tiếng việt. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Ngữ văn 6 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Câu 1: Tìm từ láy trong những câu thơ dưới đây. Chỉ ra nghĩa và tác dụng của chúng đổi với việc thể hiện nội dung mà tác giả muốn biểu đạt.
a) Bàn tay mang phép nhiệm mẫu
Chất chịu từ những dãi dầu đây thôi.
(Bình Nguyên)
b) Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn...
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.
(Định Nam Khương)
Bài soạn rút gọn:
a. dãi dầu => Tác dụng: chỉ những vất vả, gian khó, sớm khuya làm lụng của người mẹ
b. rưng rưng=> Tác dụng: cảm xúc nghẹn ngào, xúc động của người con khi nghĩ về mẹ
Câu 2: Tìm ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây. Nêu tác dụng của các ẩn dụ đó đối với việc miêu tả sự vật và biểu cảm.
Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng
À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon
À ơi này cải trăng tròn
À ơi này cái trăng còn nằm nôi...
{....}
A ơi này cái mặt trời bé…(Bình Nguyên)
Bài soạn rút gọn:
- Ẩn dụ trong câu: " cái trăng vàng", " cái trăng tròn", " cái trăng" => ẩn dụ chỉ em bé
- Tác dụng: thể hiện tình cảm yêu thương, quý trọng, con là điều tốt đẹp quý giá nhất trần đời của mẹ.
Câu 3: Trong cụm từ và các tục ngữ (in đậm) dưới đây, biện pháp ẩn dụ được xây dựng trên cơ sở so sánh ngầm giữa những sự vật, sự việc nào?
a) Ru cho cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nhở nặng ngày xa nhau.(Bình Nguyên)
b) Ăn quả nhớ kế trồng cây.
(Tục ngữ)
c) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.(Tục ngữ)
Bài soạn rút gọn:
a. " Cái khuyết tròn đầy" => ẩn dụ cho em bé mụ mẫm, đáng yêu
b. “Ăn quả” so sánh ngầm với hình ảnh nói về những người hưởng thành quả.
c.
- "Mực”: so sánh ngầm với những môi trường, những phần tử xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống.
- "Đèn”: so sánh ngầm với những điều tốt đẹp, tích cực.
Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng về chủ đề tình cảm gia đình trong đó có sử dụng ít nhất 1 phép ẩn dụ
Gợi ý:
Bà tôi năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi. Ở nhà bà là người thương và cưng chiều tôi nhất. Bà nhắc nhở tôi phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà tôi ngày ngày thắp những ánh lửa hồng để sưởi ấm cho tâm hồn tôi.