Slide bài giảng Ngữ văn 6 Cánh diều bài 4: Thánh Gióng- tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

Slide điện tử bài 4: Thánh Gióng- tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Ngữ văn 6 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN. THÁNH GIÓNG – TƯỢNG ĐÀI VĨNH CỬU CỦA LÒNG YÊU NƯỚC

CHUẨN BỊ

Câu 1: 

- Xem lại phần chuẩn bị ở bài Nguyên Hồng nhà văn của những người cùng khổ để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này

- Đọc trước văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Bùi Mạnh Nhị

- Vận dụng những hiểu biết về truyền thuyết Thánh Gióng ( Bài 1) để tìm hiểu thêm văn bản nghị luận này

Gợi ý:

- Văn bản viết về Thánh Gióng là tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước. 

- Người viết định thuyết phục vấn đề chính là Thánh Gióng được xem như tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước.

- Lí lẽ và bằng chứng: 

+ Xây dựng lên nhân vật phi thường qua niềm yêu mến, tốn kính, tin rằng nhân vật đã ra đời kì lạ

+ Gióng lớn lên từ sức mạnh, từ tình yêu nước cùa nhân dân

+ Gióng đánh trận bảo vệ đất nước

+  Hình tượng bất tử của Gióng

CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Ở phần 1, tác giả khẳng định điều gì?

Bài soạn rút gọn:

Ở phần 1, tác giả khẳng định Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đánh giặc cứu nước. Thuộc loại tác phẩm hay nhất cho chủ đề này

Câu 2: Việc ra đời kì lạ của Gióng có ý nghĩa gì?

Bài soạn rút gọn:

Việc ra đời kì lạ của gióng có ý nghĩa:  báo trước cho một con người phi thường khác hoàn toàn với những người khác. 

Câu 3: Trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn ở đây có tác dụng gì?

Bài soạn rút gọn:

Trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn để chứng minh cho nhận địch, Gióng lớn lên cũng chính là từ sức mạnh, từ tình yêu nước, tinh thần của nhân dân cùa nhân dân

Câu 4: Ở phần 4, tác giả tập trung phân tích nội dung gì?

Bài soạn rút gọn:

Ở phần 4 tác giả tập trung phân tích nội dung Gióng ra trận đánh giặc

Câu 5: Ở phần 5, tác giả nêu lên các nội dung chính nào

Bài soạn rút gọn:

- Gióng bay lên trời, cởi giáp sắt bỏ lại rồi bay về trời

- Những vết tích còn lại của chuyện Thánh Gióng

- Bất tử hóa: sống mãi với thời gian

- Gióng hóa: tức là Gióng biến thành, tựa như một vị thần sử dụng phép thần thông 

Câu 6: Tìm hiểu các từ " bất tử hóa", " Gióng hóa"

Bài soạn rút gọn:

- Bất tử hóa: sống mãi với thời gian.

- Gióng hóa: tức là Gióng biến thành, tựa như một vị thần sử dụng phép thần thông.

Câu 7: Bằng chứng nào cho thấy Gióng để lại các chứng tích?

Bài soạn rút gọn:

- Vết ngựa phun ra lửa làm nên màu tre đằng ngà vàng óng, đấy chân ngựa thành những ao hồ chi chít

- Hội Gióng

- Viện bảo tàng thiên nhiên, bảo tàng lịch sử, bảo tàng văn hóa về Gióng

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước viết về vấn đề gì? Vấn đề ấy được nêu khái quát ở phần nào? Qua văn bản, em hiểu truyền thuyết Thánh Gióng có ý nghĩa như thế nào?

Bài soạn rút gọn:

- Vấn đề ấy được nêu khái quát ngay từ nhan đề của bài

- Ý nghĩa về truyền thuyết Thánh Gióng: Thành Gióng là hiện thân của sức mạnh thiên nhiên và con người, sức mạnh đó dung hòa và kết tinh lại thành sức mạnh to lớn để quật ngã mọi kẻ thù to lớn. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng nói lên sức mạnh tiềm tàng, ẩn sâu bên trong những con người kì dị

Câu 2: Các mục 2 Gióng ra đời kì lạ; 3 Gióng lớn lên cũng kì lạ; 4 Gióng vươn vai ra trận đánh giặc; 5 Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại đều dựa vào trình tự các sự kiện trong truyện Thánh Gióng nhưng tác giả không kể lại các sự kiện mà chủ yếu nêu lên nội dung gì?

Bài soạn rút gọn:

Chủ yếu trong các phần tác giả đều phân tích các chi tiết nổi bật làm rõ luận điểm: "Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước viết về vấn đề:" 

Câu 3: Vì sao văn bản Thánh Gióng - tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước là văn bản nghị luận văn học? Em hãy chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu ra trong văn bản.

Bài soạn rút gọn:

" Thánh Gióng chính là tượng đài vĩnh cửu tượng trưng cho lòng yêu nước dân tộc. thông qua các luận điểm, luận cứ:

- Xây dựng lên nhân vật phi thường qua niềm yêu mến, tốn kính, tin rằng nhân vật đã ra đời kì lạ

- Gióng lớn lên từ sức mạnh, từ tình yêu nước cùa nhân dân

- Gióng đánh trận bảo vệ đất nước

Câu 4: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 4 - 5 dòng) về hình tượng Thánh Gióng, trong đó có sử dụng thành ngữ “độc nhất vô nhị” (“có một không hai”).

Bài soạn rút gọn:

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì, hoang đường song là biểu tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Người anh hùng độc nhất vô nhị ấy được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm, là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.