Slide bài giảng Ngữ văn 6 Cánh diều bài 7: Gấu con chân vòng kiềng
Slide điện tử bài 7: Gấu con chân vòng kiềng. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Ngữ văn 6 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
VĂN BẢN. GẤU CON CHÂN VÒNG KIỀNG
CHUẨN BỊ
Câu 1: Xem lại mục Chuẩn bị trong bài Đêm nay Bác không ngủ để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
Gợi ý:
- Bài thơ kể về câu chuyện của một chú gấu chân vòng kiềng.
- Những yếu tố tự sự trong bài thơ: kể lại một lần chú gấu bị ngã và bị trêu chọc chân vòng kiềng khiến cậu xấu hổ. Trở về nhà nghe lời mẹ nói, cậu đã lấy được tự tin không hề thấy xấu hổ
Câu 2: Đọc trước bài thơ Gấu con chân vòng kiềng, tìm hiểu thêm về nhà thơ An-dray A-lech-xe-e-vich U-xa-chop (Andrey Alekseyevic Usachev)
Gợi ý:
Andrey Alekseyevic Usachev là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch cho thiếu nhi. Ông sinh tại Matxcơva, có tác phẩm xuất bản từ năm 1985.
CÂU HỎI GIỮA BÀI
Câu 1: Tại sao ngoài con sáo, tác giả còn đưa thêm chi tiết " Cả đàn năm con thỏ" cùng nhận xét về " chân vòng kiềng" của gấu con
Bài soạn rút gọn:
Vì tác giả muốn đấy tình huống lên cao, khi thêm chi tiết cả đàn năm con thỏ cũng cười nhạo nhận xét về chân vòng kiềng của gấu con khiến gấu con càng cảm thấy như tất cả mọi người đều đang cười nhạo mình là lí do gấu con xấu hổ gấp bội
Câu 2: Tại sao gấu mẹ lại nói với gấu con về chân của mình, chân của gấu bố và khẳng định:" Vòng kiềng giỏi nhất vùng/ Chính là ông nội đấy"
Bài soạn rút gọn:
Bởi gấu mẹ muốn gấu không không nên xấu hổ vì chuyện chân con vòng kiềng. Gấu mẹ lí giải cho gấu con hiểu rằng chân vòng kiềng của con được di truyền lại từ ông và bố.
CÂU HỎI CUỐI BÀI
Câu 1: Kể lại các sự việc chính trong bài thơ xoay quanh nhân vật gấu con (khoảng 7 dòng).
Gợi ý:
Một ngày nọ, gấu con đi dạo trong rừng nhỏ. Đột nhiên, khi đang nhặt thông và hát líu lo, một quả thông rơi trúng gấu con. Gấu con loạng choạng, vấp phải chân và ngã cái bộp. Thấy gấu con bị ngã, con sáo trên cành hét to trêu chọc "Ê gấu, chân vòng kiềng/ Giẫm phải đuôi à nhóc". Rồi lại đến cả năm con thỏ trong bụi hùa theo rồi hét thật to "đến xấu". Thế rồi ai cũng biết, tất cả đều chê bai. Gấu con tủi thân chạy về mách mẹ "Con thà chết còn hơn". Nó nấp sau cánh tủ, khóc nức vì bị cả khu rừng trêu chân vòng kiềng xấu. Ngạc nhiên thay, mẹ gấu khen chân gấu rất đẹp, mẹ luôn tự hào.
Câu 2: Ngoại hình của gấu con trong nhận xét của sáo và thỏ như thế nào? Điều này có ảnh hưởng gì đến gấu con?
Bài soạn rút gọn:
Trong cảm nhận của sáo và thỏ, ngoại hình của gấu con rất xấu => Điều này đã khiến gấu buồn, tủi thân khóc nức nở.
Câu 3: Tại sao ở hai dòng thơ số 43 và 44, gấu con kiêu hãnh nhắc đến chân vòng kiềng của mình và tự tin vào rừng đi dạo
Bài soạn rút gọn:
Bởi vì gấu con thấy chân vòng kiềng không có gì đáng xấu hổ cả. Người tài giỏi như ông nội cũng chân vòng kiềng. Và mẹ của gấu đã khuyên nhủ, giải thích, tiếp thêm sức mạnh và sự tự tin cho gấu.
Câu 4: Theo em, ngoại hình của một người có quan trọng không? Chúng ta có nên trêu chọc người khác về ngoại hình không? Vì sao?
Bài soạn rút gọn:
Ngoại hình của một người không quan trọng. Chúng ta không nên trêu chọc người khác về ngoại hình của họ.