Slide bài giảng lịch sử 7 chân trời bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo (1 tiết)
Slide điện tử bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo (1 tiết). Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Lịch sử 7 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 5. PHONG TRÀO CẢI CÁCH TÔN GIÁO
1. Nguyên nhân của phong trào Cải cách tôn giáo
Câu 1:
- Vì sao xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo?
- Tại sao việc nhà thờ bán "thẻ miễn tội" lại châm ngòi cho phong trào Cải cách tôn giáo bùng nổ?
Trả lời rút gọn:
- Nguyên nhân xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo:
+ Thời kì Phục hưng, Giáo hội Thiên Chúa giáo công khai đàn áp những tư tưởng tiến bộ, trở thành một thế lực cản trở bước tiến của xã hội. Vì thế, giai cấp tư sản đang lên muốn thay đổi và "cải cách" lại tổ chức Giáo hội.
+ Năm 1517, do cần tiền, Giáo hội cho phép tự do bán "thẻ miễn tội", sự kiện này làm bùng nên phong trào Cải cách tôn giáo.
2. Nội dung và tác động của cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu
Câu 1:
- Nội dung cơ bản của các cuộc cải cách tôn giáo là gì? Theo em, tư liệu 5.2 và 5.3 thể hiện nội dung nào của cải cách?
- Xã hội châu Âu đã có những thay đổi gì từ phong trào Cải cách tôn giáo?
Trả lời rút gọn:
- Nội dung cơ bản của các cuộc cải cách tôn giáo:
+ Các nhà cải cách tôn giáo công khai phê phán những hành vi sai trái của Giáo hội, chống lại việc Giáo hội tuỳ tiện giải thích Kinh thánh.
+ Các nhà cải cách cho rằng chỉ cần đặt niềm tin vào Thiên Chúa và Kinh Thánh thì con người sẽ được cứu rỗi, không cần phải thông qua các giáo sĩ hay các nghi lễ phức tạp.
- Tư liệu 5.2 và 5.3 thể hiện nội dung chủ trương không thờ tranh tượng, xây dựng một Giáo hội đơn giản, tiện lợi và tiết kiệm thời gian của phong trào Cải cách tôn giáo.
- Những biến đổi của xã hội châu Âu từ phong trào Cải cách tôn giáo:
+ Các thế lực bảo thủ đã đàn áp những người theo Tân giáo dẫn đến tình trạng bất ổn trong xã hội và châm ngòi cho cuộc chiến tranh nông dân ở Đức năm 1524.
+ Phong trào đã tác động thuận lợi đến hoạt động phát triển kinh tế của tư sản. Hầu hết các thành phố theo đạo Tin Lành có nền kinh tế phát triển hơn so với các thành phố theo Công giáo.
LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
Câu 1: Tại sao nói cải cách tôn giáo là một phong trào chống lại chế độ phong kiến Tây Âu?
Trả lời rút gọn:
Cải cách tôn giáo là một phong trào chống lại chế độ phong kiến Tây Âu vì phong trào đã lên án nghiêm khắc giáo hội Thiên Chúa - chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến Tây Âu thời bấy giờ. Phong trào không nhằm đến việc xoá bỏ tôn giáo mà lên án việc chế độ phong kiến sử dụng tôn giáo như một công cụ để áp bức và khống chế quần chúng, nô dịch tri thức và khoa học.
Câu 2: Sưu tầm tư liệu về Mác-tin Lu-thơ và tư tưởng cải cách của ông.
Trả lời rút gọn:
Martin Luther sinh năm 1483, tại thành Eisleben, trong một gia đình nghèo. Năm 1501, ông vào trường Ðại học Erfurt để học luật khoa. Ông là một sinh viên xuất sắc, hay nói chuyện và tranh luận, rất có tài xã giao và âm nhạc. Ông tốt nghiệp sau một thời gian hết sức ngắn ngủi. Năm 1506, ông thình lình quyết định vào tu viện, trở thành một tu sĩ gương mẫu và rất sùng đạo. Một ngày kia trong năm 1508, đang khi đọc thơ Rô-ma, ông thình lình được soi sáng và ông thấy rằng phải được cứu rỗi bởi tin cậy Ðức Chúa Trời qua Ðấng Christ, chớ chẳng phải bởi nghi lễ, phép bí tích và phép khổ hạnh của Giáo hội. Sự thấy này đã thay đổi cả cuộc đời ông và cả dòng lịch sử. Năm 1508, ông làm giáo sư tại trường Ðại học Wittenberg, và giữ địa vị ấy cho đến khi qua đời năm 1546.