Slide bài giảng lịch sử 7 chân trời bài 10: Đế quốc Mô- Gôn (1 tiết)
Slide điện tử bài 10: Đế quốc Mô- Gôn (1 tiết). Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Lịch sử 7 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 10. ĐẾ QUỐC MÔN- GÔ
1. Sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời đế quốc Mô-gôn
Câu 1:
- Đế Quốc Mô-gôn ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Tại sao thời kì A-cơ-ba cai trị được xem là thịnh trị nhất của đế quốc Mô – gôn?
Trả lời rút gọn:
- Hoàn cảnh ra đời của đế quốc Mô-gôn: Đầu thế kỉ XVI, một bộ phận người Mông Cổ ở Trung Á đã tấn công Ấn Độ, lật đổ vương triều Đê-li và lập nên vương triều Hồi giáo Mô-gôn.
- Thời kì A-cơ-ba cai trị được xem là thịnh trị nhất của đế quốc Mô – gôn bởi sau khi hoàng đế A-cơ-ba lên nắm quyền, ông đã nỗ lực thống nhất lãnh thổ bằng các cuộc chinh phạt và thực hiện một loạt cải cách trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội.
+ Về chính trị: A-cơ-ba đã đích thân bổ nhiệm tất cả quan chức, kể cả những vùng xa xôi, hẻo lánh và xây dựng luật pháp nghiêm minh làm nền chính trị ổn định, quyền lực của ông được củng cố.
+ Về kinh tế: Ông cho đo đạc lại ruộng đất; thống nhất lại hệ thống cân đong, đo lường và tiền tệ. Nhờ vậy mà sản phẩm nông nghiệp đa dạng, kinh tế hàng hoá phát triển.
2. Thành tựu văn hóa tiêu biểu
Câu 1: Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn hoá Ấn Độ thời kì đế quốc Mô-gôn.
Trả lời rút gọn:
- Về văn học:
+ Văn hào và thi ca Ấn Độ phát triển, trong đó nổi tiếng nhất là nhà thơ Tun-xi Đa-xơ với tác phẩm chính là trường ca Ra-ma-cha-ri-ta Ma-na-sa.
+ A-cơ-ba đã cho tập hợp và chép lại các bộ sử thi từ thời cổ đại, xây một thư viện khổng lồ với 24 000 cuốn sách.
- Về nghệ thuật: nổi bật là những thành tựu về kiến trúc và hội hoạ.
+ Kiến trúc: Nhiều công trình kiến trúc được xây dựng gắn với các trung tâm chính trị như Thành Đỏ ở A-gra, Thành Đỏ La Ki-la ở Đê-li. Đặc biệt là kiệt tác nghệ thuật công trình kiến trúc lăng mộ Ta-giơ Ma-han.
LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
Câu 1: Hoàn thành bảng tóm tắt tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của lịch sử Ấn Độ thời đế quốc Mô-gôn theo yêu cầu dưới đây.
Thời gian | Tình hình chính trị | Tình hình kinh tế | Tình hình xã hội | Thành tựu văn hóa |
? | ? | ? | ? | ? |
Trả lời rút gọn:
Thời gian | Tình hình chính trị | Tình hình kinh tế | Tình hình xã hội | Thành tựu văn hóa |
Đầu thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX | - A-cơ-ba đã đích thân bổ nhiệm tất cả quan chức, kể cả những vùng xa xôi, hẻo lánh và xây dựng luật pháp nghiêm minh làm nền chính trị ổn định, quyền lực của ông được củng cố. | - A-cơ-ba cho đo đạc lại ruộng đất; thống nhất lại hệ thống cân đong, đo lường và tiền tệ. Nhờ vậy mà sản phẩm nông nghiệp đa dạng, kinh tế hàng hoá phát triển. | - Khuyến khích quý tộc Mông Cổ kết thân với người Ấn, bãi bỏ thuế thân đánh vào người theo Hồi giáo và thực hiện hoà hợp tôn giáo. Xã hội lúc này được ổn định trên cơ sở dung hoà các tôn giáo và tộc người. | - Về văn học: + Văn hào và thi ca Ấn Độ phát triển, trong đó nổi tiếng nhất là nhà thơ Tun-xi Đa-xơ với tác phẩm chính là trường ca Ra-ma-cha-ri-ta Ma-na-sa. + A-cơ-ba đã cho tập hợp và chép lại các bộ sử thi từ thời cổ đại, xây một thư viện khổng lồ với 24 000 cuốn sách. - Về nghệ thuật: nổi bật là những thành tựu về kiến trúc và hội hoạ. + Kiến trúc: Nhiều công trình kiến trúc được xây dựng gắn với các trung tâm chính trị như Thành Đỏ ở A-gra, Thành Đỏ La Ki-la ở Đê-li. Đặc biệt là kiệt tác nghệ thuật công trình kiến trúc lăng mộ Ta-giơ Ma-han. + Hội hoạ: Những bức tranh thu nhỏ đầy màu sắc, mô tả những sự kiện lịch sử, cuộc sống cung đình và tầng lớp quý tộc đã tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo của hội hoạ Mô-gôn. |
Câu 2: Em hãy nhận xét thành tựu văn hóa Ấn Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX.
Trả lời rút gọn:
Văn hoá Ấn Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể và có giá trị to lớn đối với nhân loại. Nổi bật nhất là sự ảnh hưởng của Phật giáo và Hin-đu giáo đối với đời sống xã hội con người. Nghệ thuật kiến trúc giai đoạn này cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo, có nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo. Văn học thời kì này phát triển phong phú với nhiều thể loại như sử thi, kịch thơ…
Câu 3: Từ kiến thức có trong bài và tham khảo các nguồn tài liệu khác, em hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về lăng Ta-giơ Ma-han.
Trả lời rút gọn:
Taj Mahal được coi là hình mẫu tuyệt vời nhất của Kiến trúc Mughal, một phong cách tổng hợp các yếu tố của các phong cách kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, và Hồi giáo. Tuy phần mái vòm bằng đá cẩm thạch trắng của lăng là phần nổi bật nhất, thực tế Taj Mahal là một tổng hợp các phong cách kiến trúc. Việc xây dựng Taj Mahal đã bắt đầu tại Agra ngay sau cái chết của hoàng hậu Mahal Mumtaz vào năm 1632 và Taj Mahal được xây dựng trong khoảng thời gian 16 năm, sử dụng 20.000 công nhân và được hoàn thành vào năm 1648. Taj Mahal xây trên một khu đất rộng 304m và dài 580m. Chính giữa lăng là mộr khu nhà đáy hình bát giác, mỗi cạnh dài 100m. Lăng dược xây bằng đá cẩm thạch trắng và sa thạch đỏ trên cao. Chính nhờ chất liệu đặc biệt này mà Taj Mahal có thể đổi màu tùy vào cường độ ánh sáng mặt trời, mỗi một khung giờ, lăng mộ lại có một màu sắc riêng, đặc biệt hơn cả là vào những đêm trăng sáng, Taj Mahal như một viên ngọc lấp lánh. Mái lăng hình vòm tròn bằng đá cẩm thạch trắng, xung quanh là 4 vòm tròn nhỏ. Bốn góc là 4 tháp nhọn cao 40m.