Slide bài giảng KHTN 8 kết nối bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

Slide điện tử bài 32: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 32 DINH DƯỠNG VÀ TIÊU HÓA Ở NGƯỜI

I. KHÁI NIỆM CHẤT DINH DƯỠNG VÀ DINH DƯỠNG

CH. Nêu khái niệm chất dinh dưỡng và dinh dưỡng 

Trả lời rút gọn:

  • Chất dinh dưỡng là các chất có trong thức ăn mà cơ thể sử dụng làm nguyên liệu cấu tạo cơ thể và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.
  • Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống cho cơ thể.

II. TIÊU HOÁ Ở NGƯỜI

Quan sát hình 32.1 trang 129 và dựa vào kiến thức đã học để thực hiện các yêu cầu sau

CH. Nêu các cơ quan và hệ cơ quan tương ứng với những vị trí được đánh số trong hình

Trả lời rút gọn:

 

BÀI 32 DINH DƯỠNG VÀ TIÊU HÓA Ở NGƯỜI

STT

Cơ quan, Hệ cơ quan

1

Tuyến nước bọt

2

Hầu

3

Thực quản

4

Dạ dày

5

Tuỵ

6

Ruột non

7

Ruột già

8

Hậu môn

9

Túi mật

10

Gan

11

Miệng

 

CHXác định tên ba cơ quan mà thức ăn không đi qua.

Trả lời rút gọn:

Ba cơ quan: Gan, túi mật, tuỵ

Thảo luận

CH. Thảo luận về sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tiêu hóa

Trả lời rút gọn:

Quá trình tiêu hóa xảy ra trong đường tiêu hóa hoặc ống tiêu hoá, trải dài từ miệng đến hậu môn. Những phần của đường tiêu hóa có các chức năng chuyên biệt, có mối quan hệ mật thiết với nhau.

CHNêu mối quan hệ giữa tiêu hóa và dinh dưỡng.

Trả lời rút gọn:

Trong quá trình tiêu hoá, thức ăn biến đổi cơ học và hóa học thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. Thông qua quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống cho cơ thể. Các chất không được tiêu hóa sẽ tạo thành phân và được thải ra ngoài.

III. MỘT SỐ BỆNH VỀ ĐƯỜNG TIÊU HOÁ

Thảo luận: Làm việc theo nhóm để thực hiện các yêu cầu sau:

CH. Quan sát Hình 32.2 trang 130, thảo luận về các giai đoạn hình thành lỗ sâu răng.

Trả lời rút gọn:

  • Giai đoạn l: Răng đổi màu ở một vài vùng trên mặt nhai, người bệnh chưa cảm thấy đau hay buốt.
  • Giai đoạn 2: Những vùng đổi màu trên răng biến đổi thành màu sắc tối hơn. Lỗ sâu ở răng xuất hiện.
  • Giai đoạn 3: Lỗ sâu răng tăng dần kích thước. Người bệnh cảm thấy khó chịu, đau, buốt khi ăn thức ăn nóng hoặc lạnh.
  • Giai đoạn 4: Tuỷ răng đã bị viêm, người bệnh bị đau răng kéo dài, cường độ đau gia tăng. 

CH. Đề xuất một số biện pháp giúp phòng, chống sâu răng và các việc nên làm để hạn chế những ảnh hướng tới sức khoẻ khi đã bị sâu răng.

Trả lời rút gọn:

  • Các biện pháp phòng, chống sâu răng: Đánh răng đúng cách buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, lấy sạch mảng bám trên răng, hạn chế ăn đồ ngọt, vệ sinh răng sạch sẽ sau khi ăn, khám răng định kỳ.
  • Các việc nên làm: Hạn chế ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh, vệ sinh răng miệng đúng cách, điều trị vùng răng bị sâu ngay khi phát hiện.

Thảo luận 

CH. Người bị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng nên và không nên sử dụng các loại thức ăn đồ uống nào? Em hãy kể tên và giải thích

Trả lời rút gọn:

  • Nên ăn: protein nạc (Thịt gia cầm bỏ da, thịt bò, cá, trứng, đậu phụ, đậu Hà Lan); các loại cá béo (cá hồi, cá thu và cá mòi); bánh mì và ngũ cốc, các loại rau lá xanh, rau màu đỏ tươi và cam, rau họ cải; trái cây tươi như các loại quả mọng, táo, nho, lựu…; sữa lên men như sữa chua;...
  • Thực phẩm cần hạn chế: rượu bia, caffein, thực phẩm giàu chất béo, thức ăn cay mặn, socola,…

CH. Dựa vào thông tin trên em hãy nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa và cơ sở khoa học của các biện pháp đó.

Trả lời rút gọn:

  • Ăn chậm nhai kĩ, ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí: Giúp thuận lợi cho quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học được hiệu quả.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh: Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, tránh cho các cơ quan tiêu quá phải làm việc quá sức.
  • Ăn uống hợp vệ sinh, thực hiện an toàn thực phẩm: Tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa.
  • Uống đủ nước; tập thể dục thể thao phù hợp: Giúp cho cơ thể và hệ tiêu hóa khỏe mạnh.