Slide bài giảng KHTN 8 kết nối bài 31: Hệ vận động ở người
Slide điện tử bài 31: Hệ vận động ở người. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 31 HỆ VẬN ĐỘNG Ở NGƯỜI
I. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ VẬN ĐỘNG
CH. Quan sát Hình 31.1 trang 125, phân loại các xương vào ba phần của bộ xương.
Trả lời rút gọn:
Phân loại: Xương đầu (xương mặt và khối xương sọ não), xương thân (xương ức, xương sườn và xương sống) và xương chi (xương tay và xương chân).
CH. Quan sát Hình 31.2 trang 125, so sánh tư thế của tay khi cơ co và dãn. Liên hệ kiến thức về đòn bẩy đã học ở bài 19, cho biết tay ở tư thế nào có khả năng chịu tải tốt hơn.
Trả lời rút gọn:
- Khi cơ co: bắp cơ co ngắn lại làm cho xương cánh tay và cẳng tay gần nhau hơn.
- Khi cơ duỗi: bắp cơ duỗi dài ra làm cho xương cánh tay và cẳng tay duỗi thẳng.
- Tay ở tư thế co có khả năng chịu tải tốt hơn.
II. MỘT SỐ BỆNH, TẬT LIÊN QUAN ĐẾN HỆ VẬN ĐỘNG
CH. Quan sát Hình 31.4 trang 126 và dự đoán xương nào bị giòn, dễ gãy. Từ đó nêu tác hại của bệnh loãng xương.
Trả lời rút gọn:
Dự đoán xương của người mắc bệnh loãng xương bị giòn, dễ gãy. Bệnh loãng xương làm giảm sự linh hoạt trong vận động cơ thể, tăng nguy cơ gãy xương.
CH. Tìm hiểu các bệnh về hệ vận động (nguyên nhân, số lượng người mắc) trong trường học và khu dân cư; đề xuất và tuyên truyền biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ vận động.
Trả lời rút gọn:
- Một số bệnh: Thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm cột sống, đau thần kinh tọa, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, viêm điểm bám gân, loãng xương, bệnh cơ xương khớp do chấn thương,...
- Nguyên nhân: do chấn thương hoặc vấn đề bệnh lý
- Biện pháp phòng bệnh: có chế độ dinh dưỡng và luyện tập hiệu quả, ngồi đúng tư thế, kiểm soát cân nặng