Slide bài giảng Địa lí 9 Chân trời bài 6: Công nghiệp

Slide điện tử bài 6: Công nghiệp. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lí 9 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 6. CÔNG NGHIỆP

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Công nghiệp là ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng ở nước ta. Sự phát triển và phân bố của ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau như điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội. Nước ta phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu nào? Vì sao nước ta hướng đến phát triển công nghiệp xanh?

Bài làm rút gọn:

- Công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên; công nghiệp sản xuất điện; công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm; công nghiệp dệt, sản xuất trang phục.

- Vì nó giúp cho các điều kiện của môi trường tốt hơn, giúp tái sử dụng các chất thải, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, kiểm soát ô nhiễm môi trường.

 

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích vai trò của một trong các nhân tổ ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta.

Bài làm rút gọn:

+ Khoáng sản phong phú, đa dạng với hơn 60 loại khác nhau.

+ Sinh vật phong phú, đa dạng là nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển công nghiệp chế biến.

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, trữ lượng thủy điện lớn là điều kiện phát triển thủy điện. Sông ngòi cung cấp nước cho một số ngành công nghiệp.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đem lại nguồn năng lượng tái tạo dồi dào. Tạo ra tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp, tác động đến sự phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản.

+ Những nơi gần cảng biển, đường giao thông huyết mạch, các đô thị lớn có nền công nghiệp phát triển và tập trung phân bố nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp.

 

2. Sự phát triển và phân bố của các ngành công nghiệp chủ yếu 

Câu hỏi: Dựa vào hình 6.1 và thông tin trong bài, hãy trình bày sự phát triển và phân bố của một trong các ngành công nghiệp chủ yếu ở nước ta.

Bài làm rút gọn:

- Công nghiệp sản xuất điện: tăng trưởng nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu điện cho đất nước. Cơ cấu khá đa dạng, xu hướng tăng dần tỉ trọng điện gió và điện mặt trời. Áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến vào phát triển nguồn điện, lưới điện,… làm cho sản lượng tăng nhanh.

+ Thủy điện: các nhà máy thủy điện lớn tập trung ở khu vực Tây Bắc như Sơn La (2400 MW), Hòa Bình (1920 MW), Lai Châu (1200 MW) và ở Tây Nguyên như Ialy (720 MW), Sê San 4 (360 MW).

+ Nhiệt điện: phân bố rộng khắp cả nước. Nhà máy nhiệt điện chạy bằng than như Hải Phòng 1 (1200 MW), Vũng Áng 1 (1200 MW),… các nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí như Phú Mỹ (2540 MW), Ô Môn 1,2,3,4 (3810 MW),…

+ Điện gió: chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ,… 

+ Nguồn năng lượng từ thủy triều khá lớn, đang nghiên cứu và sẽ đưa vào khai thác trong tương lai.

 

3. Vấn đề phát triển công nghiệp xanh 

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, hãy giải thích tại sao cần phát triển công nghiệp xanh ở nước ta hiện nay.

Bài làm rút gọn:

+ Công nghiệp xanh là nền công nghiệp thân thiện với môi trường, sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, giúp cho các điều kiện của môi trường tốt hơn.

+ Việc phát triển công nghiệp xanh giúp tái sử dụng các chất thải, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, hạn chế sử dụng hóa chất độc hại bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến để khắc phục và kiểm soát ô nhiễm môi trường.

 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Nêu ví dụ về một nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta.

Bài làm rút gọn:

Thị trường ngành công nghiệp đang ngày càng được mở rộng, nhiều sản phẩm của các ngành công nghiệp dệt; sản xuất trang phục hay sản xuất giày, dép đã đáp ứng được các tiêu chuẩn toàn cầu kể các các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước EU,… đã tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp ở nước ta.

 

Câu 2: Lập bảng tóm tắt tình hình phát triển và phân bố của một ngành công nghiệp chủ yếu ở nước ta hiện nay.

Bài làm rút gọn:

Tình hình

Dệt may

Phát triển

Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp chủ đạo của Việt Nam, đóng góp quan trọng vào GDP và kim ngạch xuất khẩu.

Ngành dệt may Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm qua, bình quân 15%/năm.

Việt Nam hiện là một trong 5 nhà xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới với kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 44 tỷ USD.

Ngành dệt may thu hút hơn 2 triệu lao động, chiếm 10% tổng lực lượng lao động của cả nước.

Phân bố

Ngành dệt may tập trung chủ yếu ở các khu vực sau:

Đồng bằng sông Hồng: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An,...

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa,...

Vùng Đông Bắc: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định,...

Các khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp lớn như: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai,... thu hút nhiều doanh nghiệp dệt may lớn.

Các khu vực có nguồn lao động dồi dào như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng,... cũng thu hút nhiều doanh nghiệp dệt may.

Khó khăn

Thiếu hụt nguồn nguyên liệu: Việt Nam phải nhập khẩu hơn 60% nguyên liệu cho ngành dệt may.

Chi phí lao động tăng: Chi phí lao động ở Việt Nam đang tăng cao so với các nước trong khu vực.

Cạnh tranh gay gắt: Ngành dệt may là ngành cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế.

 

VẬN DỤNG 

Câu hỏi: Sưu tầm thông tin và trình bày tình hình phát triển một ngành công nghiệp ở địa phương em đang sinh sống.

Bài làm rút gọn:

Công nghiệp điện tử ở tỉnh Bắc Ninh

Tỷ trọng sản phẩm công nghiệp công nghệ cao của tỉnh Bắc Ninh ước đạt 86%; công nghiệp điện tử có tỷ trọng chiếm tới hơn 80% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.

Ngành công nghiệp điện tử, với sự đóng góp của các tập đoàn đa quốc gia, nổi tiếng thế giới như: Samsung (Hàn Quốc); Canon, Sumitomo (Nhật Bản); Foxconn (Đài Loan)… đầu tư vào các KCN tập trung trở thành hạt nhân thu hút chuỗi nhà cung ứng vệ tinh, giúp cho Bắc Ninh trở thành trung tâm sản xuất điện tử hàng đầu của cả nước, làm thay đổi và tạo nên đột phá của ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.

Công nghiệp hỗ trợ từng bước phát triển, hình thành các cụm liên kết, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn trở thành nhà cung ứng cấp 1, 2, 3 cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển ngành công nghiệp điện tử Bắc Ninh xác định phát triển nguồn nhân lực là một yếu tố cơ bản, quan trọng và là khâu đột phá chiến lược. Vì vậy, trong thời gian qua, lao động ngành điện tử tại Bắc Ninh có những bước phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, ngày càng hội nhập, từng bước tiệm cận với thị trường lao động khu vực. Năm 2022, toàn tỉnh tuyển sinh học nghề 60.000 người. Trong đó, trình độ cao đẳng 3.800 người, trung cấp 4.500 người, sơ cấp và dưới 3 tháng 51.700 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 77% (tăng 1% so với năm 2021)…