Slide bài giảng Địa lí 9 Chân trời bài 11: Vùng Đồng bằng sông Hồng
Slide điện tử bài 11: Vùng Đồng bằng sông Hồng. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lí 9 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 11. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Đồng bằng sông Hồng có vị trí địa lí thuận lợi, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, mặt bằng dân trí cao. Điều này có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng?
Bài làm rút gọn:
Là điều kiện thuận lợi để vùng phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng lao động cao có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu về lao động cho các ngành kinh tế. Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, nâng cao đời sống người dân.
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Câu hỏi: Dựa vào hình 11.1 và thông tin trong bài, hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Bài làm rút gọn:
* Vị trí địa lí:
- Nằm ở khu vực trung tâm Bắc Bộ.
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Phía Tây và Tây Bắc giáp Tây Bắc Bộ.
- Phía Tây Nam giáp Bắc Trung Bộ.
- Phía Đông và Đông Nam giáp vịnh Bắc Bộ.
- Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Hệ thống sông ngòi dày đặc, với sông Hồng là con sông chính.
- Đất đai màu mỡ, phù hợp cho phát triển nông nghiệp.
* Phạm vi lãnh thổ:
- Gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh.
- Diện tích: 14.806 km².
2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Câu hỏi 1: Dựa vào hình 11.1 và thông tin trong bài, hãy phân tích những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Bài làm rút gọn:
- Địa hình, đất: địa hình đồng bằng châu thổ do 2 hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp, đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất lương thực - thực phẩm; địa hình đồi núi ở phía bắc, tây bắc, tây nam chủ yếu là đất feralit, thuận lợi trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng.
- Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm cao (23- 25°C), lượng mưa trung bình năm lớn tạo điều kiện thuận lợi cho các cây trồng, vật nuôi sinh trường, phát triển tốt quanh năm. Có mùa đông kéo dài từ tháng 11 - tháng 3 năm sau, thích hợp phát triển các loại cây cận nhiệt và ôn đới.
- Nước: các hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình,… và các hồ là nguồn nước dồi dào, thuận lợi sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Nguồn nước ngầm phong phú bổ sung cho nguồn nước mặt
- Sinh vật: tài nguyên sinh vật phong phú, diện tích rừng gần 490 nghìn ha (chiếm 3,3% cả nước năm 2021), tập trung ở Quảng Ninh, khu vực đồi núi phía tây; ven biển nhiều nơi có rừng ngập mặn. Các vườn quốc gia (Cúc Phương, Tam Đảo, Cát Bà, Ba Vì, Bái Tử Long, Xuân Thủy) và khu dự trữ sinh quyển thế giới (Cát Bà, Châu thổ sông Hồng) có thành phần loài động, thực vật đa dạng, là những nơi bảo tồn các loài sinh vật tự nhiên.
Câu hỏi 2: Dựa vào hình 11.1 và thông tin trong bài, hãy phân tích những thế mạnh về phát triển kinh tế biển, đảo của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Bài làm rút gọn:
- Vùng biển rộng lớn có nhiều bãi tôm, bãi cá với ngư trường trọng điểm; ven biển có nhiều bãi triều, đầm, vịnh,… thuận lợi phát triển ngành khai thác và nuôi trồng hải sản.
- Có nhiều thắng cảnh, bãi biển đẹp, các khu dự trữ sinh quyển thế giới và vườn quốc gia cũng thuận lợi cho phát triển du lịch biển.
- Có nhiều cửa sông, vịnh biển thuận lợi xây dựng các cảng biển. Hải Phòng, Quảng Ninh là những cảng lớn, cửa ngõ xuất khẩu, nhập khẩu của vùng với cả nước và các nước trên thế giới.
- Các đảo trên vịnh Bắc Bộ là địa bàn phát triển du lịch, cơ sở hậu cần cho giao thông vận tải biển, khai thác chế biến thủy sản kết hợp bảo vệ an ninh quốc phòng.
- Việc phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, đảo của vùng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường biển, an ninh quốc phòng.
3. Đặc điểm dân cư, nguồn lao động và vấn đề đô thị hoá
Câu hỏi 1: Dựa vào hình 11.2 và thông tin trong bài, hãy phân tích đặc điểm dân cư của vùng Đồng bằng sông Hồng
Bài làm rút gọn:
- Vùng đông dân nhất cả nước với 23,2 triệu người, vẫn tiếp tục tăng do tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn cao và sức hút người nhập cư.
- Mật độ dân số cao nhất so với các vùng trong cả nước. Dân cư tập trung đông hơn ở trung tâm đồng bằng là nơi có lịch sử phát triển lâu đời, gắn liền với tập quán canh tác lúa nước. Những nơi có mật độ dân số cao nhất là ở các đô thị; khu vực vùng núi, ven biển dân cư phân bố thưa thớt hơn.
- Người Kinh chiếm hơn 89% dân số, phân bố chủ yếu ở đồng bằng; các dân tộc Mường, Tày, Dao,… sinh sống chủ yếu ở vùng đồi núi.
Câu hỏi 2: Dựa vào bảng 11.1 và thông tin trong bài, hãy phân tích ảnh hưởng của nguồn lao động đến sự phát triển kinh tế- xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.
Bài làm rút gọn:
- Mật độ dân số cao nhất so với các vùng trong cả nước (1091 người/km2 năm 2021, gập 3,7 lần mức trung bình cả nước). Tỉ lệ dân nông thôn chiếm 62,4% dân số toàn vùng (2021). Dân cư tập trung đông hơn ở trung tâm đồng bằng là nơi có lịch sử phát triển lâu đời, gắn liền với tập quán canh tác lúa nước. Những nơi có mật độ dân số cao nhất là ở các đô thị; khu vực vùng núi, ven biển dân cư phân bố thưa thớt hơn. Các thành phố đông dân của vùng là Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long,…
- Người Kinh chiếm hơn 89% dân số, phân bố chủ yếu ở đồng bằng; các dân tộc Mường, Tày, Dao,… sinh sống chủ yếu ở vùng đồi núi. Mỗi dân tộc có những kinh nghiệm sản xuất riêng, gắn liền với nét đặc trưng về văn hóa, tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu ngành kinh tế và văn hóa của vùng.
Câu hỏi 3: Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích vấn đề đô thị hóa ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
Bài làm rút gọn:
- Mức độ đô thị hóa cao và tăng nhanh so với cả nước, năm 2009 tỉ lệ dân số đô thị chiếm 28,6%, đến năm 2021, tăng lên 37,6%. Hà Nội là đô thị đặc biệt (8,3 triệu dân) và hàng chục odo thị các cấp khác. Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa dẫn đầu cả nước do quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là quá trình phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ.
- Đô thị hóa góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, đời sống người dân được nâng cao. Tuy nhiên đô thị hóa còn tồn tại một số khó khăn cần giải quyết như ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông,… nhất là ở các thành phố lớn.
4. Vị thế của Thủ đô Hà Nội
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích vị thế của Thủ đô Hà Nội.
Bài làm rút gọn:
- Là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia; trung tâm giao dịch quốc tế, kinh tế, văn hóa, giáo dục hàng đầu của cả nước với lịch sử phát triển hơn 1000 năm.
- Năm 2021, quy mô kinh tế lớn, chiếm 41,8% GRDP vùng Đồng bằng sông Hồng và khoảng 12,6% GDP cả nước. Cơ cấu kinh tế đa dạng, chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập nền kinh tế thế giới.
- Là trung tâm thương mại lớn của vùng và cả nước với hoạt động nội thương, ngoại thương diễn ra sôi động.
- Là trung tâm khoa học công nghệ hàng đầu cả nước.
- Hà Nội hiện nay là trung tâm, động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng động lực phía Bắc.
5. Sự phát triển và phân bố kinh tế
Câu hỏi 1: Dựa vào hình 11.3 và thông tin trong bài, hãy trình bày khái quát về sự phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Bài làm rút gọn:
- Vùng Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, đóng góp hơn 20% GDP cả nước.
- Vùng có nền kinh tế đa dạng, với nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân cả nước.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống.
- Thu nhập của người dân tăng lên, đời sống được cải thiện.
- Nền kinh tế của khu vực ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế quốc tế.
- Công nghiệp và xây dựng phát triển lớn nhất, sau đó là dịch vụ
Câu hỏi 2: Dựa vào hình 11.4 và thông tin trong bài, hãy trình bày:
Tình hình phát triển và phân bổ ngành nông nghiệp.
Tình hình phát triển và phân bổ ngành lâm nghiệp.
Tình hình phát triển và phân bổ ngành thuỷ sản của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Bài làm rút gọn:
- Tình hình phát triển và phân bố ngành nông nghiệp:
+ Là vùng trọng điểm sản xuất lương thực - thực phẩm thứ hai của cả nước, sau vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Ngành chăn nuôi chú trọng phát triển, vật nuôi chính là lợn, chiếm khoảng 20% cả nước và đàn gia cầm chiếm 25% cả nước (2021).
+ Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái bền vững, hình thành các cụm liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản gắn với doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp:
+ Chú trọng phát triển qua việc thực hiện bảo vệ và trồng rừng ở vùng đồi núi, rừng ngập mặn và rừng phòng hộ ven biển.
- Tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản:
+ Nuôi trồng và khai thác phát triển mạnh, đặc biệt là nuôi trồng do hiệu quả kinh tế cao.
+ Năm 2021, chiếm 12,6% diện tích và 17,4% sản lượng thủy sản nuôi trồng cả nước. Nuôi trồng thủy sản tập trung ở các bãi bồi, vịnh biển, bãi triều và diện tích mặt nước sông, hồ.
+ Thủy sản khai thác chiếm 9,1% sản lượng khai thác cả nước (2021). Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định,… là những địa phương khai thác và nuôi trồng nhiều thủy sản.
Câu hỏi 3: Dựa vào hình 11.4 và thông tin trong bài, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Bài làm rút gọn:
- Tốc độ phát triển nhanh trong những năm gần đây, chiếm khoảng 35% GRDP của vùng (2021).
- Cơ cấu ngành khá đa dạng, trong đó nổi bật là sản xuất sản phẩm điện tử; dệt, sản xuất trang phục; nhiệt điện; khai thác than, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước.
- Định hướng phát triển ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ cao, thân thiện với môi trường; phân bố công không gian công nghiệp hợp lí theo các hành lang kinh tế, hành lang công nghiệp, gắn với các cảng biển, các tuyến cao tốc, tuyến quốc lộ kết nối với các vùng lân cận.
Câu hỏi 4: Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày sự phát triển và phân bổ ngành dịch vụ của Đồng bằng sông Hồng.
Bài làm rút gọn:
- Tốc độ phát triển nhanh trong những năm gần đây, chiếm khoảng 35% GRDP của vùng (2021).
- Cơ cấu ngành khá đa dạng, trong đó nổi bật là sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính (Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh,…); sản xuất ô tô (Hải Phòng, Vĩnh Phúc,…); sản xuất, chế biến thực phẩm (Hà Nội, Hải Dương,…); dệt, sản xuất trang phục (Hưng Yên, Nam Định,…); nhiệt điện (Quảng Ninh, Thái Bình,…); khai thác than (Quảng Ninh); sản xuất vật liệu xây dựng (Hải Phòng, Hải Dương,…).
- Mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước. Các trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của vùng là Hà Nội, Hải Phòng,…
- Định hướng phát triển ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ cao, thân thiện với môi trường; phân bố công không gian công nghiệp hợp lí theo các hành lang kinh tế, hành lang công nghiệp, gắn với các cảng biển, các tuyến cao tốc, tuyến quốc lộ kết nối với các vùng lân cận.
LUYỆN TẬP
Câu hỏi: Hãy lựa chọn một ngành kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Hồng và trình bày tóm tắt tình hình phát triển, phân bố của ngành kinh tế đó.
Bài làm rút gọn:
Tình hình phát triển, phân bố ngành công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng:
- Tốc độ phát triển nhanh, chiếm khoảng 35% GRDP của vùng (2021).
- Cơ cấu ngành đa dạng, nổi bật là sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính (Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh,…); sản xuất ô tô (Hải Phòng, Vĩnh Phúc,…); sản xuất, chế biến thực phẩm (Hà Nội, Hải Dương,…); dệt, sản xuất trang phục (Hưng Yên, Nam Định,…); nhiệt điện (Quảng Ninh, Thái Bình,…); khai thác than (Quảng Ninh); sản xuất vật liệu xây dựng (Hải Phòng, Hải Dương,…).
- Mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước. Các trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của vùng là Hà Nội, Hải Phòng,…
- Định hướng phát triển ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ cao, thân thiện với môi trường; phân bố công không gian công nghiệp hợp lí theo các hành lang kinh tế, hành lang công nghiệp, gắn với các cảng biển, các tuyến cao tốc, tuyến quốc lộ kết nối với các vùng lân cận.
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Sưu tầm thông tin về một trung tâm công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng.
Bài làm rút gọn:
Trung tâm công nghiệp Bắc Ninh
Quy mô công nghiệp tăng nhanh, đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao của cả nước. Năm 2021 giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt gần 1,5 triệu tỷ đồng, đứng thứ nhất cả nước, trong đó, tỷ trọng ngành công nghiệp điện tử đã tăng lên 79,3%. Đến hết năm 2021, Bắc Ninh có 16 khu công nghiệp tập trung được phê duyệt, có 10 khu đã đi vào hoạt động; thành lập 31 cụm công nghiệp, 21 cụm đã đi vào hoạt động.
Các khu, cụm công nghiệp đã thu hút được các nhà đầu tư từ các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đóng góp lớn cho sự phát triển chung của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1997-2021 kinh tế của Bắc Ninh đạt 13,89%/năm.
Phát triển công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao trở thành ngành mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp, đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm công nghiệp điện tử của cả nước.
Công nghiệp hỗ trợ từng bước phát triển, hình thành các cụm liên kết, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn trở thành nhà cung ứng cấp 1, 2, 3 cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.